Đường dây nóng: 0237 3721150

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công điện số 05/CĐ-UBND ngày 19/7/2025 yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

NDS

21/07/2025 09:15
Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 526 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 29/34 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 32.087 con lợn. Hiện nay, cả nước có 248 ổ dịch tại 20 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. So sánh với cùng kỳ năm 2024, số ổ dịch giảm hơn 41%, số lợn chết và tiêu hủy giảm hơn 60%, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng trở lại, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường trong thời gian tới. Tại tỉnh ta, từ ngày 02/7/2025 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29 hộ trên 11 xã, phường, buộc phải tiêu huỷ 273 con lợn; mặt khác, theo phản ánh của một số cơ quan báo chí, thời gian gần đây trên một số dòng kênh thủy lợi trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều xác lợn chết gây ô nhiễm môi trường và làm tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh DTLCP.

Để phòng, chống, bao vây dập tắt các ổ dịch bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả và bảo vệ môi trường, nguồn nước, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các xã, phường, tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 16/7/2025; chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại Công văn số 4388/BNNMT-CNTY ngày 14/7/2025; chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công điện số 03-CĐ/TU vệ ngày 18/10/2021, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 25/3/2023; chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 14/4/2025, Công văn số 9002/UBND-NNMT ngày 14/6/2025 và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Môi trường, trong đó khẩn trương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa, UBND các xã, phường tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống loa truyền thanh cấp xã về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ bùng phát, lây lan diện rộng; phổ biến, nhân rộng các mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; các biện pháp phòng dịch, như: vệ sinh sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học,... nhất là tuyên truyền cho người chăn nuôi tuyệt đối không vứt xác động vật chết ra môi trường (như trên sông, hồ chứa, kênh, mương, ruộng,...) làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, hành vi vứt xác động vật chết ra môi trường là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường

a) Trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý đứt điểm các ổ dịch, không để bùng phát dịch bệnh ra diện rộng, hạn chế phát sinh ổ dịch mới; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường; chủ động công tác phòng bệnh cho đàn lợn, đặc biệt công tác tiêm phòng.

b) Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, tổ dân phố; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là tại những nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh DTLCP.

c) Hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; yêu cầu và có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh phải thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

d) Tăng cường quản lý vận chuyển không để lợn mắc bệnh và sản phẩm từ lợn mắc bệnh xâm nhập vào địa bàn; kiểm soát giết mổ, kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh DTLCP.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện các trường hợp vứt xác động vật chết ra ngoài môi trường, đặc biệt là xác động vật chết trên các sông, hồ chứa, kênh, mương,... trên địa bàn quản lý, tổ chức lực lượng để thu gom, vớt xác động vật chết và thực hiện tiêu hủy theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Công văn số 7296/SNN&MT-CNTY ngày 06/7/2025.

e) Chỉ đạo Công an xã, phường, các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn bệnh và các trường hợp vứt xác động vật ra môi trường theo quy định.

g) Huy động lực lượng, các nguồn lực hợp pháp và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hóa chất sát trùng, vôi bột, vắc xin... để chủ động ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch trong diện hẹp, không để bùng phát dịch bệnh. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất theo quy định.

h) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra dịch bệnh DTLCP phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.

3. Sở Nông nghiệp và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh, Chi cục Chăn nuôi Thú y Vùng III, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa thành lập đoàn công tác hướng dẫn, tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh DTLCP tại các xã, phường đang có dịch và các xã phường có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, nhằm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

b) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân công lực lượng phối hợp với UBND các xã, phường bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát DTLCP để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xứ lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để lây lan diện rộng; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

c) Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm lợn vào địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, buôn bán lợn không đúng quy định.

d) Phối hợp với UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh, quản lý môi trường, xử lý các trường hợp vứt xác động vật nói riêng và chất thải nói chung ra môi trường.

đ) Đôn đốc, hướng dẫn các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3, UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra, phát hiện không để tình trạng vứt xác động vật nói riêng và chất thải nói chung xuống sông, suối, kênh, mương, hồ chứa, công trình thủy lợi, nguồn nước trên địa bàn được giao quản lý.

4. Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, công an và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng quy định, nhằm ngăn chặn bệnh DTLCP và các dịch bệnh động vật khác.

5. Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, công an các xã, phường phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý, đấu tranh phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn mắc bệnh, lợn chết, vận chuyển trái phép, vứt xác lợn ra môi trường theo quy định.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng Biên phòng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khu vực biên giới trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

7. Sở Tài chính chủ động tham mưu, cân đối nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề xuất của các đơn vị, đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch được triển khai kịp thời, hiệu quả.

8. Các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 chủ động phối hợp với UBND các xã, phường, tăng cường công tác quản lý, kịp thời phát hiện xác động vật chết nói riêng và chất thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước nói chung trên các tuyến sông, kênh, mương, hồ chứa để xử lý đảm bảo đúng quy định.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các tổ chức Hội, Đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, các chủ trang trại, hộ chăn nuôi và Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DILCP, đặc biệt không vứt xác lợn chết ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bão số 3 giật cấp 11, còn cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 233km

Bão số 3 giật cấp 11, còn cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 233km

07:16 , 21/07/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào lúc 6h ngày 21/7, vị trí tâm bão khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 110.0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 233 km về phía Đông.

Công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các  nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn

Công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn

21:15 , 20/07/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Nội dung cụ thể như sau:

Trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi - Chính sách an sinh xã hội nhân văn

Trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi - Chính sách an sinh xã hội nhân văn

19:53 , 20/07/2025

Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 176 của Chính phủ về trợ cấp hưu trí xã hội chính thức có hiệu lực, nhằm hỗ trợ đời sống cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc có mức hưởng thấp. Dù khối lượng công việc lớn trong thời điểm vận hành chính quyền hai cấp, nhiều địa phương ở Thanh Hóa vẫn khẩn trương vào cuộc, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Ghi nhận tại phường Đông Quang, thành phố Thanh Hóa.

Công điện về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025

Công điện về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025

19:52 , 20/07/2025

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa có công điện về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025 trên địa bàn tỉnh từ 08 giờ 00 ngày 21/7/2025 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão. Nội dung cụ thể như sau:

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

19:02 , 20/07/2025

Thay mặt gia đình, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng ứng phó bão số 3

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng ứng phó bão số 3

18:02 , 20/07/2025

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, sáng 20/7, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa đã triển khai kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha) tại một số một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung kêu gọi tàu thuyền vào tránh, trú bão số 3

Tập trung kêu gọi tàu thuyền vào tránh, trú bão số 3

17:20 , 20/07/2025

Trước diễn biến của bão số 3, có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các ngành và địa phương liên quan đang khẩn trương liên lạc, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn.

Bão số 3 chỉ còn cách Móng Cái, Quảng Ninh 521 km

Bão số 3 chỉ còn cách Móng Cái, Quảng Ninh 521 km

17:06 , 20/07/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 15 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 113 độ Kinh Đông, cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 521 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118 – 133 km/giờ), giật cấp 15.

Cảnh báo lũ trên các sông từ ngày 21/7 đến ngày 25/7

Cảnh báo lũ trên các sông từ ngày 21/7 đến ngày 25/7

16:28 , 20/07/2025

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay, mực nước trên các sông ở mức thấp và biến đổi chậm. Mực nước lúc 13h/20/7, trên các sông phổ biến thấp hơn mức báo động (BĐ)1 từ 3-6m.

Khu vực Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông từ đêm 22/7 đến 24/7

Khu vực Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông từ đêm 22/7 đến 24/7

16:23 , 20/07/2025

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, ngày hôm nay (20/7), ở khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông vài nơi. Tổng lượng mưa phố biến dưới 20 mm. Từ đêm 22 đến ngày 24/7, khu vực Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm, khu vực trung du vùng núi có nơi trên 100mm.