ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Công điện khẩn về việc ứng phó với cơn bão số 2 (Sinlaku)

(TTV) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện khẩn về việc ứng phó với cơn bão số 2 (Sinlaku).

01/08/2020 18:56

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trưa nay (01/8), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2, có tên quốc tế là Sinlaku. Hồi 13 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình-Nghệ An khoảng 450km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với bão, nên từ hôm nay đến đêm 02/8, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt. Từ ngày 02 - 05/8, các sông trong tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên vùng thượng lưu từ 3-7m, hạ lưu từ 2-4m; mực nước đỉnh lũ trên thượng nguồn sông chính và các sông nhỏ có khả năng ở mức báo động 1-báo động 2, có nơi trên báo động 2; hạ lưu các sông thấp hơn đến xấp xỉ mức báo động 1. Nguy cơ cao xảy ra lốc và gió giật mạnh; lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp. 

Vị trí và đường đi của cơn bão
Vị trí và đường đi của cơn bão

Hiện nay là thời kỳ trọng điểm bão, lũ; phạm vi dự kiến ảnh hưởng của bão, mưa lớn rất rộng, thời gian đổ bộ vào thời điểm triều cường. Diễn biến của bão, mưa lũ còn rất phức tạp, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh; Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện tốt các công việc sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

2. Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú. Tổ chức kiểm đếm và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển. Tổ chức cấm biển từ 19h00 ngày 01/8/2020 đến khi bão suy yếu và tan dần.

3. Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; trong đó cần lưu ý công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại khu vực sơ tán. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.

4. Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều theo cấp báo động, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi. Đặc biệt là đối với các tuyến đê bị sự cố, đang thi công dở dang; các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du đập, các công trình đang thi công xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

5. Triển khai các biện pháp bảo vệ công trình, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, khu vực khai thác khoáng sản, các trang trại. Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, chặt tỉa cành cây.

6. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ sản xuất, chống ngập úng đối với các đô thị và sản xuất nông nghiệp; chủ động thực hiện tiêu nước đệm, giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn để bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Ngành Điện lực ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

7. Chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; triển khai các biện pháp không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ.

8. Kiểm tra cụ thể phương án "4 tại chỗ", trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa, lũ gây chia cắt dài ngày.

9. Rà soát phương án, sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đảm bảo thông tin liên lạc, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

10. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác Phòng chống thiên tai.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão, mưa, lũ để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

12. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

TTV

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

09:28 , 04/05/2024

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với số lượng lớn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các ngành, các địa phương khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch.

Thanh Hoá chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết

Thanh Hoá chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết

09:27 , 04/05/2024

Mặc dù đã có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự sẻ chia của cộng đồng, doanh nghiệp trong xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhưng với một tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, đời sống của một bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn như Thanh Hoá thì vẫn còn nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về nhà ở, cần được hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

09:17 , 04/05/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công điện về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung như sau:

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Giá gas trong nước tiếp tục giảm

Giá gas trong nước tiếp tục giảm

08:34 , 04/05/2024

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5/2024 tiếp tục giảm. Đây là tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay giá bán lẻ gas được điều chỉnh giảm.

Dự báo thời tiết 4/5/2024: Thanh Hóa chuẩn bị nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 4/5/2024: Thanh Hóa chuẩn bị nắng nóng diện rộng

08:33 , 04/05/2024

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024, khu vực Thanh Hóa trời nhiều mây, phía Bắc sáng có mưa rào và giông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía Nam có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to.

5 sân bay lớn thu phí không dừng từ 5/5

5 sân bay lớn thu phí không dừng từ 5/5

08:21 , 04/05/2024

Đại diện Ban công nghệ môi trường của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4/2024

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4/2024

08:17 , 04/05/2024

Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 4/2024 đạt 170.000 tấn, với kim ngạch hơn 644 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng mạnh 61,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA

08:14 , 04/05/2024

Theo Bộ Công thương, hiện nay Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác ở các châu lục, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn.