Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường
Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh vừa ban hành Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.

Ảnh minh hoạ
Công điện nêu rõ:
Trong thời gian gần đây, với điều kiện sinh sản và môi trường sống phù hợp, nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, diện tích bị chuột phá hoại mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, tỷ lệ hại từ 5- 30%, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng, ngoài ra chuột còn cắn phá công cụ, vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phá hoại cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường, là nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người và gia súc. Để khống chế nạn dịch chuột, giảm tác hại do chúng gây ra tới mức thấp nhất, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, môi trường và đời sống xã hội. Thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức chỉ đạo thực hiện một số nội dung cấp bách sau:
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về nguy cơ, tác hại của loài chuột một cách rộng rãi đến mọi người dân; hướng dẫn Nhân dân các biện pháp diệt trừ chuột một cách hiệu quả; huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền và tham gia diệt chuột cả ngoài đồng ruộng, trang trại, các công trình công cộng và trong khu dân cư.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Khẩn trương xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật diệt chuột, triển khai đến các đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện; trước mắt trong năm 2024 tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh 3 đợt diệt chuột:
+ Đợt 1: Từ ngày 28/3 đến ngày 10/4
+ Đợt 2: Sau khi kết thúc vụ Xuân:
+ Đợt 3: Sau khi kết thúc vụ Mùa;
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bả diệt chuột, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, buôn bán thuốc, bả diệt chuột ngoài danh mục.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức triển khai các đợt diệt chuột đồng loạt, tập trung trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và điều kiện thực tế của địa phương; gắn với diệt chuột, tiếp tục khuyến khích việc phát triển đàn mèo, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng để bảo vệ thiên địch loài chuột; thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sau các đợt diệt chuột nhất là thu gom bao gói thuốc, thu gom, xử lý lượng mồi, bả còn dư thừa, xử lý xác chuột; đặc biệt chỉ đạo nghiêm cấm việc sử dụng điện để đánh chuột.
4. Đề nghị Đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định việc diệt chuột, bảo vệ sản xuất và môi trường là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, quán triệt đến các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội để tham gia một cách tích cực, hiệu quả.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thời lượng phát sóng, đa dạng các hình thức thông tin tuyên truyền về nguy cơ tác hại của loài chuột, giới thiệu những địa phương làm tốt, cách làm hay để Nhân dân biết và hưởng ứng tham gia. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình tham gia có hiệu quả vào việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc diệt chuột bảo vệ sản xuất và môi trường.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
7. Kinh phí thực hiện diệt chuột được huy động từ các nguồn xã hội hoá và đóng góp của Nhân dân, khuyến khích các địa phương có điều kiện nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí để mua thuốc diệt chuột tập trung; tiếp tục duy trì và hình thành nguồn kinh phí diệt chuột trong cộng đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tế, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh để các địa phương thực hiện khi cần thiết.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định, để tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, xử lý bất cập trong tổ chức giao thông trên cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có Văn bản chỉ đạo các đơn vị, ban quản lý dự án trực thuộc và các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án: về việc khẩn trương rà soát, xử lý các bất cập phát sinh trong tổ chức giao thông trên cao tốc.

Phương án sắp xếp trường học, bệnh viện tại 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Bộ Nội vụ đã có tờ trình về phương án tổ chức các đơn vị giáo dục và y tế sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Chủ động bố trí kinh phí chi trả chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chấn chỉnh quản lý bữa ăn tại các cơ sở mầm non tư thục
Sau khi Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá phản ánh về hạn chế trong tổ chức bữa ăn bán trú tại các cơ sở mầm non tư thục, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, thông tin đăng tải là có căn cứ. Hiện tại, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập đã khắc phục những vi phạm đã phản ánh.

Thành phố Thanh Hóa đối thoại với người dân xã Đông Nam
Chiều ngày 13/5, lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức đối thoại với người dân các thôn Sơn Lương, Hạnh Phúc Đoàn thuộc xã Đông Nam để giải quyết tình trạng người dân chặn xe chở rác vào bãi rác.

Tập trung xử lý tình trạng rác thải tồn đọng ở thành phố Thanh Hóa
Bãi rác Đông Nam là nơi tập kết và xử lý rác cho địa bàn thành phố Thanh Hóa và một số địa phương lân cận. Do tình trạng quá tải của bãi rác nên đã phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trước tình hình đó, một số người dân đã lập lán, không cho các xe chở rác vận chuyển vào bãi để xử lý, khiến cho rác thải trên địa bàn thành phố Thanh Hóa những ngày vừa qua tồn đọng, ùn ứ. Bên cạnh việc tổ chức đối thoại với người dân; các ngành chức năng của tỉnh, thành phố Thanh Hóa và các đơn vị xử lý rác đang tập trung các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải tồn đọng và ô nhiễm môi trường tại khu vực này.

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Sáng ngày 13/5, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc triển lãm ảnh, tranh cổ động tuyên truyền an toàn giao thông
Sáng ngày 13/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Như Xuân tổ chức khai mạc triển lãm ảnh, tranh cổ động tuyên truyền về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2025.

Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội lần thứ III
Sáng ngày 13/5, Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kì 2025-2030. Tham dự đại hội có đại diện lãnh đạo Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và gần 100 đại biểu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày các huyện, thị xã, thành phố.

Mường Lát đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Huyện Mường Lát vừa đồng loạt tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách và hộ còn khó khăn về nhà ở theo Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.