Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
"Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030" là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay. Chủ đề này như một lời kêu gọi cả cộng đồng tham gia phòng chống HIV/AIDS với cách làm sáng tạo, khẳng định lại quyết tâm của Việt Nam về kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 11/1995, đến nay lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa là 9.090 người. Trong đó hơn 4.600 người đang còn sống và quản lý được. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố; 96% xã/phường phát hiện có người nhiễm HIV. Bản đồ dịch tễ học cho thấy dịch HIV/AIDS tại Thanh Hóa vẫn trong giai đoạn tập trung, chủ yếu ở nhóm tuổi 20 - 39, nhóm nam giới và lây qua quan hệ tình dục không an toàn.

Những năm qua, Thanh Hoá đã tăng cường truyền thông, huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng xã hội; chủ động lồng ghép các hoạt động, nguồn lực các chương trình, dự án cho phòng chống HIV/AID.
Hiện nay, các bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV cho tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Từ đầu năm 2019, người mắc HIV/AIDS được khám Bảo hiểm y tế và cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trung tâm y tế chú trọng công tác truyền thông tại các xã. Ngoài ra điều trị Methadon cho người nghiện ma túy trên địa bàn, chúng tôi có 10 cộng tác viên thường xuyên phát kim tiêm cho người nghiện để phòng tránh lây nhiễm HIV trên địa bàn huyện".
Ông Lê Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
Chấm dứt dịch bệnh AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS, mà khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS vẫn luôn khó khăn và đầy thách thức, do vậy, để kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 cần sự vào cuộc cùng hành động của ngành y tế, các cấp chính quyền và mỗi người dân.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch sởi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch Sởi.

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Thế giới phòng chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lao, thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc chấm dứt căn bệnh nguy hiểm này. Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2025 có chủ đề "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, chung tay của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.

Dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát trái mùa
Mùa khô ở Nam Bộ tuy chưa kết thúc, nhưng mưa trái mùa đã xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân truyền bệnh, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chuyên gia y tế cảnh báo sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh, dù không phải mùa mưa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.