Công nghiệp năng lượng: Động lực tăng trưởng mới cho Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa xác định công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế trụ cột, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Với vị trí chiến lược – là cầu nối Bắc Bộ và Trung Bộ, tiếp giáp Lào, có cảng nước sâu Nghi Sơn và hạ tầng giao thông liên vùng phát triển – Thanh Hóa sở hữu tiềm năng lớn để phát triển các loại hình năng lượng đa dạng, từ lọc – hóa dầu, nhiệt điện than, khí (LNG), thủy điện đến điện mặt trời, điện gió, sinh khối và năng lượng từ rác thải. Đến nay, Thanh Hóa đã thu hút hơn 55.000 tỷ đồng và 13 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, với các dự án lớn như: Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (9,3 tỷ USD), Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (2,8 tỷ USD), Thủy điện Trung Sơn (7.775 tỷ đồng)... Nổi bật là Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – cơ sở trọng điểm quốc gia, cung ứng khoảng 40% nhu cầu xăng dầu cả nước.

Toàn tỉnh hiện có 17 nhà máy điện đang vận hành với tổng công suất gần 2.500 MW, nhiều dự án mới đang xúc tiến như Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện từ chất thải, góp phần từng bước chuyển đổi sang năng lượng sạch, bền vững.

Giai đoạn 2021–2024, công nghiệp năng lượng đóng góp gần 22% GRDP toàn tỉnh, thu ngân sách từ lĩnh vực này đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 60% tổng thu ngân sách tỉnh. Ngành công nghiệp năng lượng còn thúc đẩy phát triển hạ tầng, tạo việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân vùng dự án.

Cung cấp miễn phí bản đồ hành chính chi tiết 34 tỉnh, thành mới trên môi trường mạng
Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã hoàn thành việc xây dựng Bản đồ hành chính trực tuyến, cập nhật 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Khơi thông tín dụng góp phần tăng trưởng kinh tế
Tính đến đầu tháng 6, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 237 nghìn tỷ đồng, tăng trên 7% so với cuối năm 2024 và cao hơn mức tăng chung toàn quốc. Thanh Hoá cũng là tỉnh có dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm tỷ trọng 39,9% toàn khu vực 7, bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định.

Hỗ trợ phần mềm hóa đơn cho hộ kinh doanh
Cục Thuế vừa có văn bản đề nghị các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thiết kế các phần mềm kế toán, hóa đơn dễ sử dụng, có các gói hỗ trợ phù hợp cho các hộ kinh doanh. Đặc biệt bố trí nhân sự hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp hộ kinh doanh trong tháng 6 và tháng 7

Bản tin Tài chính - Thị trường 13/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 13/6/2025 có những thông tin đáng chú ý sau: - Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng. - Truy xuất nguồn gốc hàng hóa để bảo vệ người tiêu dùng - Khơi thông dòng chảy tín dụng góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Thị trường hàng điện lạnh bắt đầu sôi động

Nhân rộng điển hình hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật đầu tư sản xuất, kinh doanh đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, các hộ còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định.

Công ty CP Nghệ Việt liên kết với nông dân sản xuất cây sả chanh
Thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ cây sả, năm 2022, Công ty CP Nghệ Việt đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn xã Thạch Quảng và các xã lân cận trồng 45 ha cây sả chanh, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho bà con, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao.

Xuất khẩu dệt may 5 tháng trên 17 tỷ USD
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may đã xuất khẩu trên 17 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.

Chế biến 170.000 tấn hải sản/năm
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 22 doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh thủy sản với tổng công suất 170.000 tấn nguyên liệu/năm, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Liên kết với nông dân sản xuất cây sả chanh
Với mục tiêu ứng dụng thành công tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển một số loại cây lấy tinh dầu nhằm tạo nguồn tinh dầu phục vụ thị trường xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 - 2025, Công ty Cổ phần Nghệ Việt, Nông trường Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết với người dân trồng, chế biến và tiêu thụ cây sả chanh, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao.

Hội nghị đầu bờ mô hình sản xuất lúa hữu cơ
UBND huyện Vĩnh Lộc phối hợp với Công ty Cổ phần ECO NUTRIENTS Miền Trung vừa tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ vụ xuân 2025 tại xã Vĩnh Phúc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.