Công ty Tiến Nông đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất phân bón
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ ngày càng được xem là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng và cạnh tranh sản phảm trên thị trường. Xác định rõ điều này, thời gian qua, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông đã chú trọng các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo đột phá trong từng sản phẩm, đưa đến người nông dân những sản phẩm chất lượng và hiệu quả nhất.
Với nền nông nghiệp Việt Nam, lúa là cây trồng chủ lực, vì vây, từ năm 2013 Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cây lúa: Lúa 1 - Chuyên lót và lúa 2 - Chuyên thúc, giúp cho bà con nông dân giảm thiểu chi phí trong sản xuất và tăng năng suất cây trồng, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là nâng cao thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua nhiều năm có mặt trên thị trường, bộ sản phẩm đã phục vụ cho cho hàng trăm ngàn hecta đất nông nghiệp.
Trải qua thời gian, sự thay đổi tính chất đất, điều kiện thời tiết, môi trường, cơ cấu giống lúa mới của các địa phương cũng có sự thay đổi, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Nắm bắt được sự thay đổi này, gần đây, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông đã nghiên cứu cải tiến bộ sản phẩm Lúa 1- Chuyên lót, Lúa 2 – Chuyên thúc với sự đổi mới vượt trội về thành phần cũng như nhận diện để phù hợp với nhu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu, giúp gia tăng giá trị cây trồng. Sự thay đổi nguyên liệu truyền thống bằng nguồn nguyên liệu hữu cơ có khả năng hòa tan cao sẽ khắc phục được tình trạng cố định lân và thất thoát dinh dưỡng. Qua đó, giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng tối ưu nhất đồng thời bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, sự thay đổi về công nghệ sản xuất hoàn toàn mới khi chuyển hóa vi lượng thành dạng lỏng và được phun trực tiếp vào trong quá trình tạo hạt giúp hạt phân bón rất đồng đều về thành phần dinh dưỡng.
Chị Nguyễn Thị Thủy, nghiên cứu viên Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông. tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để phát triển bộ lúa 1 và lúa 2, đây là bộ sản phẩm lần thứ 3, chúng tôi nghiên cứu về đồng ruộng, tính chất, sản phẩm. Hiện tại bô sản phẩm nghiên cứu bộ silic để phát triển cho cây cứng cáp. Mỗi một thời kỳ môi trường phát triển khác nhau, chúng tôi đã nghiên cứu, cải tiến lượng nguyên liệu và thành phẩm để sản xuất phục vụ cho cây lúa. So với dòng sản phẩm trước đây, năng xuất, trữ lượng tốt."
Bà Bùi Thị Tuyển, Thôn Đồng Thanh, Thị trấn Tân Phong huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Gia đình tôi có 6 sào lúa, hàng năm, gia đình đều sử dụng phân bón Tiến Nông để bón cho cây lúa. Qua nhiều năm sử dụng, tôi thấy cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng xuất cao."
Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông – Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã xây dựng được biểu đồ nhu cầu dinh dưỡng của cây Dưa qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển và nghiên cứu phát triển thành công bộ sản phẩm Dinh dưỡng chuyên dùng cho cây Dưa gồm: Dinh dưỡng Dưa 1 (Giai đoạn cây con), Dinh dưỡng Dưa 2( Giai đoạn phát triển sinh khối và ra hoa đậu quả) và Dinh dưỡng Good Fruit (Giai đoạn nuôi trái). Bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cây Dưa sẽ đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của bà con nông dân. Sản phẩm hòa tan hoàn toàn trong nước đảm bảo cung cấp nước phù hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp cây khoẻ, đẹp, tăng năng suất, chất lượng quả.
Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với dòng sản phẩm phân bón cho cây dưa, chúng tôi phân tích các yếu tố vật lý hóa học, đây là cơ sở để cho phòng khoa học cây trồng phát triển ra sản phẩm tốt nhất."
Nhận thức được vai trò quan trọng của Khoa học công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Công ty luôn coi trọng thực tiễn các đề tài nghiên cứu ứng dụng và cải tiến công nghệ nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để trở thành thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Điểm nhấn của Tiến Nông trong việc chú trọng đầu tư khoa học công nghệ là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ chuyên trách Khoa học và Công nghệ với nhiều trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân lực trình độ cao đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu phát triển của công ty. Phòng thí nghiệm trung tâm của Công ty được chứng nhận thuộc hệ thống phòng thí nghiệm quốc gia với số hiệu VILAS 849. Thông qua Trung tâm, công ty đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao đã triển khai trong thực tiễn sản xuất, đem lại lợi ích cho công ty và người tiêu dùng. Từ thành công với cây lúa, công ty tiếp tục nghiên cứu và phát triển mở rộng phạm vi ứng dụng ra các cây trồng khác như mía, cà phê, cao su, cói... và đạt nhiều kết quả.
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, hướng nghiên cứu của Trung tâm tập trung vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ và nhóm nghiên cứu chuyên sâu, phục vụ hình thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao."
Hiện nay, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông có 3 nhà máy, với hơn 600 lao động. Đến nay, Công ty đã có nhiều dòng phân thế mạnh, chất lượng tạo dựng một vị thế mới, đưa Tiến Nông trở thành 1 trong top 10 công ty phân bón hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm của Công ty đã có mặt khắp 54 tỉnh thành trong cả nước và được xuất khẩu đến một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia,…, doanh thu hằng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tiến Nông đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, trở thành đơn vị sáng tạo dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.