COP28: Các quan chức cảnh báo thiếu hụt nguồn tài trợ cho Quỹ Thích ứng với biến đổi khí hậu
Các cam kết của chính phủ dành cho Quỹ Thích ứng với biến đổi khí hậu đã không đạt được mục tiêu tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Trong bối cảnh đó, một số quan chức cảnh báo rằng các nguồn lực để xây dựng khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hơn và mực nước biển dâng cao có thể được dồn sang Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại” vốn hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.
Việc chính thức khởi động Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại" đã được các nước nhất trí ngay trong ngày họp đầu tiên của COP28, qua đó giúp các quốc gia hoặc cộng đồng dễ bị tổn thương phục hồi sau những tác động không thể tránh khỏi của thiên tai, chẳng hạn như sửa chữa nhà cửa bị tàn phá sau cơn bão hoặc di dời người dân bị đe dọa vì nước biển dâng và bảo vệ các di sản văn hóa.
Trong khi đó, đối với Quỹ Thích ứng, trong cuộc đàm phán vào cuối ngày 4/12, các nước giàu chỉ cam kết đóng góp 160 triệu USD, tức chỉ bằng một nửa số tiền mục tiêu là 300 triệu USD cho Quỹ Thích ứng trong năm nay nhằm tài trợ cho các dự án như phòng chống lũ lụt và hệ thống cảnh báo sớm. Trao đổi với báo giới, ông Mikko Ollikainen, người đứng đầu Quỹ thích ứng, nhận định có quá nhiều "động lực" chính trị xung quanh Quỹ "tổn thất và thiệt hại" đến nỗi các quốc gia đã thực sự nỗ lực để tìm kiếm nguồn lực đóng góp cho quỹ này.Tuy nhiên, một số chính phủ đã viện dẫn việc phê duyệt khoản tài trợ cho Quỹ "tổn thất và thiệt hại" như một trong những lý do để cắt giảm đóng góp cho Quỹ Thích ứng. Ông Ollikainen cảnh báo nếu ngân sách của Quỹ thích ứng không đủ, thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu sẽ càng tăng lên.
Theo thống kê, tại COP26 ở Glasgow (Anh), Quỹ Thích ứng - vốn được thành lập vào năm 2001 và là quỹ toàn cầu hàng đầu cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu đã huy động được khoản tài trợ được cam kết cao kỷ lục là 356 triệu USD, gấp đôi so với mức cam kết đóng góp được đưa ra cho đến nay tại COP28.
Ngoại trưởng Nhật - Trung điện đàm, hướng tới bước phát triển mới trong quan hệ song phương
Ngày 9/10, tân Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, hướng tới bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Ngoại trưởng hai nước kể từ khi Nhật Bản có chính phủ mới hôm 1/10.
Tổng thống Mỹ nói về khả năng diễn ra cuộc gặp với người đồng cấp Nga
Ngày 4/10, theo TASS đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời phỏng vấn báo chí về khả năng diễn ra cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ được nhìn nhận đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng liên quan tới hàng loạt vấn đề.
Singapore công bố Chiến lược Quốc gia thông minh phiên bản 2.0
Trong bối cảnh các mối đe dọa kỹ thuật số ngày càng gia tăng, từ tin giả, deepfake, lừa đảo trực tuyến cho đến sự gián đoạn của các trung tâm dữ liệu, chính phủ Singapore đã quyết định công bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia 2.0, còn gọi là Chiến lược Quốc gia Thông minh (Smart Nation) 2.0, tập trung vào ba trụ cột gồm: Tăng trưởng, Cộng đồng và Niềm tin.
Nhiều vụ nổ lớn làm rung chuyển sân bay thủ đô Beirut của Liban
Ngày 4/10, nhiều vụ nổ lớn làm rung chuyển bầu trời gần sân bay chính của thủ đô Beirut - Liban, vài phút sau khi một chiếc máy bay hạ cánh. Xung đột ngày một leo thang giữa Israel và lực lượng hezbollah tại Liban đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Nhiều nước đang khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân khỏi Lebanon.
Hungary sẽ bỏ phiếu phản đối EU áp thuế bổ sung đối với ô tô điện Trung Quốc
Ngày 3/10, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Szijjártó tuyên bố, Hungary sẽ bỏ phiếu phản đối đề xuất áp thuế bổ sung của EU đối với ô tô điện Trung Quốc với lý do đề xuất này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu.
IMF cảnh báo xung đột Trung Đông có thể châm ngòi khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Ngày 3/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo xung đột Trung Đông có thể châm ngòi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP Gaza giảm đến 86% trong nửa đầu năm 2024.
WHO cấp phép xét nghiệm khẩn cấp chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ do Abbott Molecular Inc sản xuất
Trong bối cảnh dịch bệnh khiến hàng trăm người tử vong kể từ đầu năm tới nay, ngày 3/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lần đầu tiên đưa xét nghiệm chẩn đoán ngoại vi (IVD) bệnh đậu mùa khỉ vào quy trình Danh sách sử dụng xét nghiệm khẩn cấp. Đây được coi là bước đi quan trọng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu.
Hàn Quốc sẽ hỗ trợ tài chính 8.000 cơ sở y tế làm việc xuyên Tết Trung thu
Theo hãng tin Yonhap, trước tình hình đình công kéo dài của các bác sĩ nội trú, ngày 12/9, Chính phủ Hàn Quốc và đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã thống nhất hỗ trợ tài chính để khuyến khích khoảng 8.000 bệnh viện và phòng khám tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị trong suốt kỳ nghỉ Tết Trung thu.
WHO sơ tán quy mô lớn các bệnh nhân ở Gaza
Ngày 12/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã sơ tán gần 100 người, trong đó có hàng chục trẻ em, từ Gaza đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Đây là cuộc sơ tán nhiều bệnh nhân nhất khỏi Gaza kể từ khi xung đột xảy ra hồi tháng 10 năm ngoái.
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng, việc dỡ bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây sẽ trực tiếp khiến Mỹ và các đồng minh tham gia vào xung đột với Nga và sẽ bị đáp trả một cách thích hợp. Ông Putin đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh phương Tây đã gửi cho Ukraine các tên lửa tầm xa như Storm Shadows và Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) mà nước này đã sử dụng để tấn công Crimea và Donbass. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, Mỹ và Anh đang cân nhắc cho phép dùng các vũ khí này để tấn công các mục tiêu sâu hơn trong lãnh thổ Nga.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.