Cư dân mạng với muôn kiểu lách luật để "báo chốt" 141 và CSGT trên Facebook
Thay vì thông báo địa điểm một cách cụ thể, nhiều cư dân mạng đã sử dụng "mật mã" hay làm thơ… để báo những địa điểm mà tổ tuần tra 141 và CSGT đang làm nhiệm vụ, nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Bị xử phạt vì “chỉ điểm” chốt tuần tra 141 tại Hà Nội
Ngày 25/6 vừa qua, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đã xử lý một trường thường xuyên “chỉ điểm” những vị trí có chốt tuần tra của tổ công tác 141 trên mạng xã hội Facebook.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện nhóm Facebook có tên “Báo chốt 141 Hà Nội” đã thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh về vị trí các tổ công tác 141, Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên địa bàn thành phố, để những ai vi phạm luật như đi xe khi đã sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm hay thậm chí mang theo chất cấm trong người… biết các địa điểm này để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt.

Nhấn để phóng to ảnh
Thông tin về vị trí có mặt lực lượng 141 và cảnh sát giao thông được chỉ cụ thể trên Facebook
Quá trình xác minh, lực lượng chức năng đã làm rõ và triệu tập một thành viên trong ban quản lý của nhóm là V.N.A. (SN 1994, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) lên làm việc.
Trong thời gian hoạt động trong nhóm, V.N.A. đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung chỉ điểm, cung cấp thông tin, vị trí của các tổ công tác 141, Cảnh sát giao thông hoạt động trên các tuyến đường, tuyến phố cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Căn cứ điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật, V.N.A. sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Trước đó, nhiều trường hợp thành lập các nhóm “báo chốt” cảnh sát giao thông trên Facebook tại các tỉnh thành khác tại Việt Nam cũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt hành chính.
Biến tướng của hành vi “chỉ điểm” chốt 141 trên mạng xã hội
Sau trường hợp V.N.A. bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, các hình thức “báo chốt 141” trên Facebook cũng đã “biến tướng” để qua mặt cơ quan chức năng.
Thay vì thông báo địa điểm cụ thể của các chốt cảnh sát đang làm nhiệm vụ, nhiều cư dân mạng đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau, từ làm thơ, sử dụng mật mã, hình ảnh theo dạng “đuổi hình bắt chữ” hay thậm chí cả dạng… phương trình hóa học để thông báo về vị trí có mặt lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ.
Dĩ nhiên, để hiểu được những dạng “mật mã” để “chỉ điểm” chốt 141 như thế này đòi hỏi cư dân mạng cũng phải có những kiến thức nhất định và phải “động não” để có thể hiểu được ý nghĩa của những lời gợi ý này.

Nhấn để phóng to ảnh
Sử dụng mã QR Code để thông báo địa điểm chốt cảnh sát đang làm nhiệm vụ

Nhấn để phóng to ảnh
Báo chốt dưới dạng tọa độ cụ thể

Nhấn để phóng to ảnh
Địa điểm “chân cầu Nhật Tân” được thông báo dưới dạng “đuổi hình bắt chữ”

Nhấn để phóng to ảnh
Làm thơ để thông báo địa điểm có chốt 141…

Nhấn để phóng to ảnh
… hoặc thậm chí sử dụng mật mã dạng Morse để “báo chốt”
Nguy hiểm khôn lường từ hành vi “báo chốt”
Nhiều cư dân mạng cho ràng hành vi “báo chốt” của cơ quan chức năng là hành động “nghĩa tình”, giúp cho những người tham gia giao thông tránh bị xử phạt bởi các hành vi vi phạm luật giao thông của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một hành động hết sức nguy hiểm. Hãy thử tưởng tượng nếu những người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia, nhưng vì biết được vị trí lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ nên vẫn tiếp tục chạy xe trên đường, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ gây tai nạn giao thông hết sức nguy hiểm.
Ngoài ra, việc báo vị trí của lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ trên mạng xã hội có thể giúp cho những kẻ tàng trữ và buôn bán hàng cấm, chất ma túy hoặc tàng trữ vũ khí nguy hiểm, thậm chí đối tượng đang bị truy nã… có thể tránh được cơ quan chức năng để thực hiện các hành vi phạm tội của mình.
Hơn ai hết, cư dân mạng cần phải nhận thức được những nguy hiểm tiềm tàng của hành vi “báo chốt” lực lượng cảnh sát trên mạng xã hội để từ đó không tiếp tục tái diễn hành vi này, dù bằng hình thức nào đi chăng nữa.
Hiện tại trên Facebook vẫn còn tồn tại nhiều nhóm hoạt động dưới dạng riêng tư và công khai để các thành viên có thể “báo chốt” lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Hy vọng cơ quan chức năng sẽ tiếp tục có các hành vi xử lý những nhóm Facebook xem thường pháp luật này.
T.Thủy/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam
Cục Viễn thông - Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai biện pháp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an. Kết quả cũng như giải pháp thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản về Cục trước ngày 2/6.

FPT lọt vào Top 40 châu Á
Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn về Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo thị phần dịch vụ Công nghệ thông tin toàn cầu, FPT lần đầu lọt Top 40 doanh nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin châu Á và Top 140 doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.

Đoàn thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào “bình dân học vụ số”
Với sự chủ động, sáng tạo, thời gian qua, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào bình dân học vụ số
Với sự chủ động, sáng tạo, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trẻ em làm quen với công nghệ số - Nền tảng cho công dân số tương lai
Trong xu thế chung của toàn xã hội, việc trẻ em tiếp cận sớm với công nghệ là tất yếu. Điều này không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn, mà còn góp phần hình thành kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Vì thế, tại nhiều trường học và trung tâm giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc giáo dục công nghệ số cho trẻ đang được quan tâm và triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới
Trong hành trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa xác định khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để tạo nên sự đột phá. Từ chuyển đổi số sâu rộng trong quản lý đến ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân Thanh Hóa vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh - sạch - bền vững không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn lan tỏa sang nông nghiệp và dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế xanh đầy triển vọng.

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường
Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của các thiết bị tự hành trong chiến tranh hiện đại, một nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự đã phát triển mẫu robot chiến trường có khả năng tự động bám, bắt và di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, từ dưới nước, trên cạn đến leo dốc 45 độ.

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa
Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.