"Cú hích" cho công tác thi hành án
Hàng ngàn vụ việc đủ điều kiện và chưa có điều kiện với hàng ngàn tỷ đồng chậm thi hành án làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và lãng phí nguồn lực xã hội. Và các vụ việc chưa được thi hành đồng nghĩa với quyền và lợi ích chính đáng của hàng ngàn công dân không được đảm bảo, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Điều này đặt ra cho công tác thi hành án cần phải có sự phối hợp chung tay tháo gỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá.
"Cục máu đông" trong thi hành án
Một khu đất vàng có diện tích hơn 41.000m2 tại ngay trung tâm thành phố Thanh Hoá được chủ đầu tư xây dựng Trường học nhưng hơn chục năm qua chưa được đưa vào sử dụng. Khi thực hiện thi hành án, dự án này được thẩm định với giá trị trên 268 tỷ đồng. Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành 9 lần bán đấu giá nhưng không thành. Đặc biệt, sau 8 lần giảm, mức giá bán còn lại chỉ còn trên 135,3 tỷ đồng. Vậy nhưng công trình vẫn không tìm được chủ mới. Điều đáng nói là trong quá trình được giao bảo quản tài sản kê biên, Công ty TNHH Tây Đô đã cho các tổ chức cá nhân thuê, mượn địa điểm để lưu trú và hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thay đổi hiện trạng tài sản được kê biên.
Ông Nguyễn Xuân Hoà, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố Quang Trung, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Dự án Tây Đô kéo dài lâu rồi, không những người dân ở tổ dân phố chúng tôi mà người ở phường Đông Hương mà cả người thành phố và các khách đi lại đều thấy được sự lãng phí rất lớn và gây thất thoát cho Nhà nước, bức xúc trong Nhân dân".
Ở thời điểm này, các vụ việc phải thi hành án liên quan đến tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 cũng đang khá nhức nhối. Hầu hết các tàu cá này đều hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến không trả được nợ và đã bị các ngân hàng siết nợ, khởi kiện ra tòa. Sau vài năm hoạt động, giá trị tàu cá 67 sau khi thi hành án thu về rất thấp so với giá trị thực tế, gây thất thoát tiền của ngân hàng, gây thiệt hại cho người dân, khó khăn cho các cơ quan thi hành án.
Ông Nguyễn Anh Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Sầm Sơn cho biết: "Có những vụ nợ ngân hàng 19 tỷ, sau khi xử lý tài sản thế chấp chỉ được có 1 tỷ rưỡi, còn hơn 17 tỷ là tồn đọng lại. Người chủ tàu vẫn nợ ngân hàng, chi cục thi hành án không thể khép hồ sơ được, phải đưa vào án không có điều kiện thi hành để tiếp tục theo dõi".
Theo báo cáo của Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá, từ 1/1/2017 – 30/6/2022, cơ quan thi hành án dân sự đã thụ lý gần 114.800 việc với số tiền gần 13.000 tỷ đồng. Tổng số phải thi hành là gần 113.400 việc với gần 11.000 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2022, đã thi hành xong 71.333 việc với gần 1.600 tỷ đồng, chưa thi hành xong trên 3.900 việc với 877 tỷ đồng, chưa có điều kiện thi hành là 4.722 việc với 1.547 tỷ đồng.
Trong đó, riêng số vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng phải thi hành là trên 1.300 việc với số tiền trên 2.500 tỷ đồng; 323 việc với 822 tỷ đồng có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong.
Ông Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá cho biết: "Trong quá trình anh em thẩm định tài sản thế chấp cũng rất nhiều lý do. Có những khách hàng cố tình, người ta dở những bài này mẹo kia ra để ảnh hưởng đến hồ sơ không chuẩn. Hoặc có những cái do anh em chủ quan không làm những việc cần thiết thì dẫn đến sơ hở. Khi mà cơ quan thi hành án hoặc kê biên sẽ dẫn đến những yếu tố không đảm bảo theo luật nên không đủ đảm bảo tính chất để xử lý".
Đối với thi hành án về tham nhũng, đến 30/6/2022 vẫn còn 127 vụ có điều kiện nhưng chưa giải quyết xong với số tiền là 13 tỷ đồng, số chưa có điều kiện thi hành là 133 việc với 115 tỷ đồng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn có hơn 2.400 việc thi hành án liên quan đến lĩnh vực thu ngân sách nhà nước với số tiền 82 tỷ đồng vẫn chưa thi hành xong.
Lựa chọn vấn đề "Đúng" và "Trúng"
Từ thực trạng nhức nhối trên cùng với những bức xúc của cử tri và Nhân dân trong tỉnh, tháng 11/2022, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Phiên giải trình về việc thi hành án dân dự trên địa bàn tỉnh. Tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND tỉnh đã đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá và Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và giải pháp khắc phục tình trạng chậm trễ trong thi hành án dân sự.
Với tinh thần trả lời đúng trọng tâm, thẳng vào vấn đề cần giải trình, lãnh đạo các đơn vị đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm của từng ngành, từng bộ phận liên quan dẫn đến tình trạng công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn chậm, nhiều vụ việc kéo dài, trong đó nổi lên là do bản án, quyết định của Toà chưa rõ ràng, còn có sai sót, việc phối hợp để thực hiện thi hành án chưa kịp thời, đồng bộ, nhiều thủ tục hành chính kéo dài làm tăng thời gian giải quyết. Việc cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản vẫn còn chậm, không đúng thực tế, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất còn có sai sót. Công tác kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong công tác thi hành án của viện kiểm sát nhân dân các cấp, có lúc, có việc chưa kịp thời phát hiện vi phạm để kiến nghị theo quy định…
Sau phiên giải trình, Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành thông báo kết luận, giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thi hành án 2 cấp, cơ quan thi hành án dân sự 2 cấp, Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp, Toà án Nhân dân 2 cấp và các cơ quan liên quan đến thi hành án dân sự như: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thanh Hoá và các tổ chức tín dụng; Sở Tài nguyên và môi trường, Cơ quan công an, HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác thi hành án, đồng thời giao các Ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi, giám sát kết quả thực hiện.
Những nút thắt được tháo gỡ
Thực hiện kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau phiên giải trình, chính quyền và các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, xây dựng kế hoạch với lộ trình, thời gian cụ thể, đồng thời tăng cường công tác phối hợp để khắc phục các hạn chế, tồn tại, đặc biệt là các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm, phổ biến ở tất cả các đơn vị thi hành án dân sự, tháo gỡ từng nút thắt trong công tác thi hành án.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khi làm sáng tỏ được thì Ban chỉ đạo thi hành án của huyện cũng thấy được đấy là việc cần phải làm và việc phải làm ngay. Nó liên quan đến tài sản của Nhà nước, tài sản của Nhân dân thì khi mà đã có bản án thi hành thì phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật".
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của HĐND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thi hành án đối với 1040 vụ việc tồn đọng kéo dài, nhất là các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng và thu hồi cho ngân sách Nhà nước đã được Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị liên quan vào cuộc quyết liệt để tập trung giải quyết. Vì vậy, đến hết tháng 9/2024, đã giải quyết xong được 907 việc với số tiền gần 246 tỷ đồng, đang giải quyết 139 vụ việc với số tiền gần 47 tỷ đồng.
Tiêu biểu, vụ việc liên quan đến Công ty TNHH Tây Đô tại Khu dự án Trường Tiểu học và THCS Thanh Hoa, thành phố Thanh Hoá ẩn chứa nhiều phức tạp, nguy cơ mất an ninh trật tự kéo dài nhiều năm được ví như một quả bom giữa lòng thành phố đã được kích hoạt và công phá bằng việc bán đấu giá thành công số tài sản, đem lại cơ hội cho nhà đầu tư mới làm hồi sinh dự án.
Việc thi hành án đối với các vụ việc liên quan đến tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 ở tỉnh Thanh Hoá từng khá nhức nhối với 33 vụ việc và 29 con tàu thì sau phiên giải trình không lâu, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện bán đấu giá thành công cả 29 con tàu cho những người có đủ điều kiện cải hoán, sửa chữa để tàu tiếp tục vươn khơi, thu tiền nợ về cho ngân hàng được 69 tỷ đồng.
Việc thi hành án thành công không chỉ đem lại giá trị vật chất vô cùng to lớn mà hơn cả còn là yếu tố tinh thần. Điều này được thể hiện rất rõ trong các vụ giao con chưa thành niên.
Trong căn phòng không có đủ ánh sáng, 2 tháng ròng gần như chị Cao Thị Ngọc ở xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hoá trắng đêm không ngủ. Đứa con chị rứt ruột đẻ ra mà chị có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng sau ly hôn bị gia đình nhà chồng giữ lại. Chồng cũ của chị ở xa, con trai chị ở với ông bà nội. Vừa nhớ con, vừa không yên tâm, chị Ngọc vốn đã gầy yếu lại càng thêm héo hắt. Chị Cao Thị Ngọc chia sẻ: "Em lên đón nhất quyết không không cho. Hầu như là đêm nào em cũng khóc. Em không ở gần con, thậm chí đến nỗi camera bố nó cũng cắt không cho em nhìn con".
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho đương sự, chấp hành viên đã tích cực tuyên truyền, thuyết phục gia đình người phải thi hành án cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Sau 2 tháng, bản án đã được thi hành, con trai chị Ngọc đã đươc trở về trong tình yêu thương của mẹ. Chị Cao Thị Ngọc xúc động cho biết: "Khi em nhận được lại con, em hạnh phúc lắm. Quan trọng là đi làm về mẹ con được gần nhau, được chăm sóc con, được lo cho con, được hỏi han con hàng ngày, được theo dõi con từng bước".
Không chỉ không thực hiện mà nhiều đương sự còn chống đối quyết quyệt, thách thức đe doạ, thậm chí đỏ cả chất bẩn vào chấp hành viên. Có những vụ việc chấp hành viên phải đi lại đường xá khó khăn, không chỉ một lần mà nhiều lần không gặp được đương sự, hoặc có gặp cũng không giải quyết được việc.
Ông Lê Văn Phong, Chi Cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong quá trình giải quyết việc thi án xảy ra rất nhiều các trường hợp như đương sự chống đối, không hợp tác, tẩu tán tài sản, rồi có đơn khiếu nại tố cáo không đúng sự thật. Nhưng mà không vì thế mà cơ quan thi hành án không làm và đặc biệt là đối với vụ án khó khăn phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị của địa phương thì chúng tôi đều báo cáo với Cục trưởng và báo cáo Thường trực Huyện ủy, Thường trực Ủy ban huyện cương quyết cưỡng chế".
Khó nhưng không có nghĩa là không làm được và khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ các vụ việc đã thi hành xong ngày càng tăng lên. Một số vụ việc tồn đọng, kéo dài, khó thi hành được tích cực giải quyết và thi hành dứt điểm. Công tác xác minh phân loại, kê biên, xử lý tài sản thi hành án cơ bản được thực hiện chặt chẽ. Cùng với đó công tác phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác thi hành án dân sự được tăng cường.
Ông Hoàng Văn Truyền, Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh Thanh Hoá
Phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá thực sự là cú hích trong công tác thi hành án. Các vụ việc giải quyết thấu tình, đạt lý, bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự đã không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khơi thông nguồn lực tài chính, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển mà qua đây cũng góp phần củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đem lại hạnh phúc, bình yên cho các bên thi hành án và cho toàn xã hội.
Bà Nguyễn Thị Dung, thôn Toàn Thắng, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn chia sẻ: "Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Con cái đi làm ăn xa cũng không phải suy nghĩ gì cả. Tất cả cũng nhờ vào chính quyền Nhà nước, cơ quan đoàn thể cùng hỗ trợ thêm thì gia đình mới có khả năng trả được như vậy". Ông Trương Văn Dụng, xã Lương Nội, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cũng bày tỏ: "Tôi rất cảm các anh thi hành án đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian chữa trị bệnh. Sau khi thấy ổn ổn sức khỏe tôi vay mượn anh em thực hiện thi hành án". Ông Trịnh Khắc Vinh, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Từ sơ thẩm đến phúc thẩm tầm cỡ phải 87 lần hoãn án chứ không ít. Tôi còn ghi hết, thế cho nên là kéo dài nhưng đến giờ này thì vụ án cơ bản đã xong. Thi hành án huyện Thọ Xuân rất nhiệt tình, thời gian rất ngắn, tôi gửi đơn là giải quyết cho gia đình chúng tôi được theo đúng như bản án".
Bắt giữ 3 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Công an huyện Vĩnh Lộc vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gồm: Trần Thanh Ngọc, sinh năm 1993 ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; Nguyễn Văn Hoan, sinh năm 1995 ở xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và Huỳnh Ngọc Huy, sinh năm 1991 trú tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Thạch Thành: Triệt xóa đường dây mua bán trái phép tài khoản ngân hàng
Qua công tác điều tra nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Thạch Thành đã phát hiện 1 nhóm đối tượng chuyên mua bán trái phép tài khoản ngân hàng với số lượng lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1984, trú tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành làm đầu mối. Đấu tranh, làm rõ chuyên án, cơ quan Công an đã tạm giữ hình sự 4 đối tượng trong đường dây này.
Thọ Xuân: Bắt giữ ổ nhóm trộm chó chuyên nghiệp, hoạt động liên huyện
Công an huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, bắt giữ 6 đối tượng trong đường dây trộm chó và tiêu thụ chó trên địa bàn huyện Thọ Xuân và huyện Triệu Sơn.
Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức ký hợp đồng hợp tác hỗ trợ tài chính đầu tư dự án bất động sản
Qua công tác nắm tình hình, xác minh, điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, ngày 09/01/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Hải, sinh năm 1981, quê quán huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường An Hòa, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh BĐS Song Vi VN Group về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố bị can đối với 04 đối tượng về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Quan Hóa
Sau quá trình xác minh, điều tra, ngày 25/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Quan Hóa.
Công an huyện Nông Cống tổ chức tổng rà soát người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, triệt xoá nhiều điểm mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn
Công an huyện Nông Cống đã tổ chức, bố trí lực lượng tổng rà soát người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn, đồng loạt bắt giữ nhiều đối tượng mua bán trái phép chất ma tuý.
Gia tăng lừa đảo trực tuyến vào dịp cuối năm
Trong tuần qua, hệ thống của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận hơn 7.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet Việt Nam gửi về, tăng so với tuần kế trước.
Công an tỉnh Thanh Hóa: Đồng loạt kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ có dấu hiệu chứa chấp, môi giới mại dâm
Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác lập Chuyên án đấu tranh triệt xóa nhóm đối tượng có dấu hiệu của các tội chứa chấp, môi giới mại dâm trên địa bàn phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.
Thông báo tìm bị hại
Hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành điều tra vụ án "Nhận hối lộ - Đưa hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Triệt phá đường dây mua bán trái phép tài khoản ngân hàng
Công an huyện Thạch Thành vừa xác lập và đấu tranh thành công chuyên án, triệt phá nhóm đối tượng “thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.