Cuộc sống trở lại ở vùng ngập thành phố Thanh Hóa
Sau khi mực nước trên sông Mã, sông Chu rút, ngay trong sáng 25/9 UBND TP Thanh Hóa đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện hỗ trợ cấp ủy, chính quyền các xã, phường bị ảnh hưởng, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân sau lũ.
Theo báo cáo của UBND TP Thanh Hóa, mực nước trên sông Mã và sông Chu dâng cao đã khiến nhiều khu vực dân cư trên địa bàn bị ngập lụt, chia cắt từ tối ngày 22/9 đến 24/9. Theo rà soát, có 2.358 hộ, 9.684 nhân khẩu sinh sống vùng ngoại đê bị ngập lụt. Trong đó có 31 phố, thôn bị ngập lụt, gồm 14 phố, thôn bị ngập toàn bộ hoặc phần lớn khu dân cư; 17 phố, thôn ngập một phần. Các địa phương bị ngập lụt sâu nhất là phường Thiệu Khánh có 3/9 thôn bị ngập với 384 hộ; phường Thiệu Dương có 7/10 thôn bị ngập với 1.743 hộ, xã Hoằng Quang có 3/7 thôn bị ngập với 128 hộ.
Với tinh thần chủ động khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo cao nhất an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản Nhân dân, TP Thanh Hóa đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống thiên tai cũng như thông tin dự báo về mực nước các sông để người dân chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn.
Ngay trong chiều 22/9, khi mực nước lũ chưa dâng cao, TP Thanh Hóa đã chủ động tổ chức di dời 452 hộ, với 996 người dân tại khu vực trũng thấp đến nơi an toàn; di dời tại chỗ 7.088 người từ khu vực thấp lên khu vực cao trong vùng ngập lụt. Đồng thời, thành phố huy động các nguồn lực, hỗ trợ lương thực, nước uống cho người dân có nhà bị ngập.
Bên cạnh đó, TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường 100% quân số về địa bàn, hỗ trợ người dân các địa phương ứng phó với tình hình ngập lụt. Huy động các tổ chức hội, đoàn thể, chính trị - xã hội chủ động hỗ trợ các địa phương khi cần...
Các giải pháp đồng bộ, quyết liệt đã góp phần giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do mưa, lũ gây ra, đời sống Nhân dân vùng lũ cơ bản ổn định, ít bị ảnh hưởng.
Với tinh thần nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó, sáng 25/9, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các xã, phường tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân sau lũ; huy động tối đa lực lượng, phương tiện hỗ trợ các xã, phường tổ chức giúp đỡ người dân di chuyển đồ đoàn về nhà, tham gia dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, phun tiêu độc, khử trùng, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cuộc sống.
Thiệu Dương là phường bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt lũ này khi có tới 7/10 khu phố với 1.743 hộ, 6.218 khẩu bị ngập nhà cửa. Sau khi nước rút, Đảng ủy phường đã huy động lực lượng dân quân, công an, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội giúp đỡ người dân di chuyển, sắp xếp đồ đoàn, vật dụng, dọn dẹp nhà cửa để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa tiến hành phun tiêu độc khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ.
Bí thư Đảng ủy phường Thiệu Dương Dương Đình Nghị cho biết, đến trưa 25/9, mực nước trên các sông đã rút, trên địa bàn phường không còn hộ dân nào bị ngập lụt. Được sự hỗ trợ của TP Thanh Hóa và các lực lượng chức năng, tình hình đời sống Nhân dân đã cơ bản ổn định. Cuộc sống trở lại bình thường. Công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường ở các phố bị ngập vẫn đang được tiến hành với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng công an, quân sự.
Cũng theo ông Dương Đình Nghị, trong những ngày xảy ra tình trạng ngập lụt trên địa bàn (từ tối 22/9 đến ngày 24/9) cấp ủy, chính quyền phường thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân; ttổ chức cấp phát lương thực, nước uống, thuốc men, hỗ trợ kịp thời những hộ dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, không xảy ra tình trạng người dân bị đói, hoặc không có nơi ở. Từ chiều 25/9, các nhà trường trên địa bàn phường đón học sinh trở lại học tập bình thường sau 2 ngày nghỉ do ngập lụt.
Còn tại phường Thiệu Khánh, từ 7h sáng nay (25/9), khi mực nước trên sông Mã, sông Chu rút xuống, UBND phường đã tổ chức lực lượng tập trung hỗ trợ người dân ở các khu phố bị ngập lụt. Không khí làm việc rất mau lẹ, khẩn trương.
Theo Chủ tịch UBND phường Nguyễn Sỹ Ngọc, đến 12h trưa 25/9, trên địa bàn phường không còn hộ dân nào bị ngập nhà cửa. Cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng đã đến từng hộ gia đình giúp đỡ người dân di chuyển đồ đoàn, dọn dẹp nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Khẩn trương, mau lẹ để ổn định đời sống Nhân dân sau lũ cũng là không khí chung ở xã Hoằng Quang, nơi có 3/7 thôn với 128 hộ có nhà cửa bị ngập trong đợt lũ này. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trọng Kiên cho biết, cuộc sống của người dân bị ngập lụt đã trở lại bình thường. Trong lũ và sau lũ không xảy ra tình trạng người dân bị đói hoặc thiếu nơi ở.
Video: Các lực lượng và người dân TP Thanh Hóa khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Sau khi lũ rút, người dân các địa phương bị ảnh hưởng cũng đã tập trung dọn dẹp nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ông Ngô Văn Đạt ở khu phố Giang Thanh, phường Thiệu Khánh cho biết: "Chúng tôi ở ven sông, nên việc ngập lụt vẫn thường xảy ra qua các năm. Năm nay cũng vậy, chúng tôi luôn được các cấp quan tâm, hỗ trợ. Trong những ngày qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khi chúng tôi cần. Sau khi nước rút, chúng tôi được các lực lượng quân đội, công an đến giúp đỡ, hỗ trợ dọn dẹp nhà cửa, di chuyển đồ đoàn, ổn định cuộc sống. Gia đình tôi vô cùng biết ơn".
Cũng trong sáng nay, Trung đoàn 762 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố và Công an TP Thanh Hóa đã huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ đến phường Thiệu Dương và Thiệu Khánh hỗ trợ cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương ổn định tình hình sau lũ. Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đã huy động 100% cán bộ, nhân viên đến các phường, xã bị ảnh hưởng để hỗ trợ công tác phun tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ.
Di dọc trên đê sông Mã, sông Chu, dấu tích của đợt lũ vẫn hằn in trên vách tường, cành lá. Nhưng chợ búa đã huyên náo trở lại. Trong những ngôi trường cũng đã râm ran tiếng trẻ. Cuộc sống đã trở lại ở vùng ngập lụt TP Thanh Hóa...
https://baothanhhoa.vn/cuoc-song-tro-lai-o-vung-ngap-tp-thanh-hoa-225874.htm
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.