Cuộc thi Violin và Hòa tấu thính phòng trao giải thưởng đến 1 tỷ đồng
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019 lên đến 1 tỷ đồng.
28/06/2019 16:51
aA
aA
aA
Từ ngày 3/8 đến 11/8 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019 lần đầu tiên.
Cuộc thi được xây dựng và hình thành nhân dịp kỷ niệm 5 năm Liên hoan Âm nhạc Vietnam Connection, đồng thời hướng tới kỷ niệm 65 năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
TS-NSƯT Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Phó BTC cuộc thi kiêm Chủ tịch Hội đồng giám khảo, cho biết: "Cuộc thi có sự tham gia của 19 quốc gia, với tổng số là 29 thí sinh Violin và 11 nhóm Hòa tấu thính phòng. Hình thức thi được xây dựng và hướng theo chuẩn mực của các cuộc thi uy tín thế giới. Sau vòng loại qua băng video, chỉ chọn 24 thí sinh lọt vào vòng thi chính thức (vòng 1), tiếp đến là 12 thí sinh vào bán kết (vòng 2) và 6 thí sinh vào vòng chung kết cho mỗi bảng thi".
Rất nhiều thí sinh của cuộc thi lần này đã tham dự và đạt thành tích tại các cuộc thi danh tiếng như Queen Elizabeth International Competition 2019 tại Brussels (Vương quốc Bỉ), Tchaikovsky International Competition 2019 tại Moscow (Liên bang Nga), International Violin Competition “Premio Rudolfo Lipizer” tại Gorizia (Italia)...
Bên cạnh đó, các thí sinh cũng đến từ nhiều Nhạc viện danh tiếng như Nhạc viện Tchaikovsy, Trường Julliard, Nhạc viện Hoàng Gia London, Trường Geidai, Nhạc viện Hoàng gia Bỉ, Nhạc viện Cologne...
Có 5 thí sinh Việt Nam được chọn vào bảng Violin và 7 nhóm thí sinh bảng Hoà tấu thính phòng.
Theo BTC, 16 giám khảo của cuộc thi đều là những người danh tiếng. Trong đó có huyền thoại Violin người Nga - NSND Viktor Tretyakov, từng đoạt giải Nhất - Huy chương Vàng tại cuộc thi Âm nhạc mang tên Tchaikovsky năm 1966 và các giải thưởng cao quý khác. Các nghệ sĩ tên tuổi lớn khác như Stephanie Chase, Vilmos Szabadi, Xi Chen, Max Levinson, Kyung Sun Lee, Honna Tetsuji....
Ngoài màn biểu diễn khai mạc với sự tham gia của NSƯT Bùi Công Duy, toàn bộ Ban giám khảo sẽ biểu diễn một đêm Gala vào ngày 8/7 với Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời tại Phòng hoà nhạc lớn của Học viện Âm nhạc Quốc gia. Sự kiện hoà nhạc này cũng là một điểm khác biệt và hiếm có tại các Cuộc thi trên thế giới.
Tổng giá trị các giải thưởng lên đến 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng). Với quy mô và cách thức tổ chức chuyên nghiệp, cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu thính phòng Việt Nam 2019 hứa hẹn sẽ là thông điệp mang tính đột phá, một sự thách thức hướng ra thế giới của ngành văn hoá và đào tạo Việt Nam./.
Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.
Với lối kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong những công trình cổ giá trị nhất còn lại ở Đông Nam Á đến hiện nay, thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, khai thác điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong cả 4 mùa.
Đối với người Việt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trân trọng những giá trị cội nguồn. Trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, các điểm di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa đã đón rất đông Nhân dân và du khách tham quan, dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.
Trong những ngày đầu xuân năm mới, trên khắp các bản làng người Thái, những điệu khặp – hình thức diễn xướng đặc trưng trong các sinh hoạt cộng đồng lại được cất lên như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, tương lai, mang theo khát vọng của đồng bào về một năm mới tốt đẹp hơn.
Tối ngày 28/01, tức tối giao thừa Tết nguyên đán, tại quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài PT&TH Thanh Hoá đã tổ chức chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Mừng Đảng 95 mùa Xuân, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới".
Năm 2025, du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.
Trước đây, người Mông hay di cư tự do, nay đây mai đó, thường ăn Tết trước một tháng, đó là tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sống định canh, định cư thành bản làng và ăn Tết chung cùng các dân tộc khác trên cả nước.
Ngoài những điểm đến di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh thì các khu, điểm vui chơi, giải trí trong tỉnh cũng đã sẵn sàng mọi điều kiện và lên kế hoạch mở cửa đón khách du xuân.
Với mỗi gia đình, làm mâm cỗ dịp Tết cổ truyền luôn là công việc vô cùng quan trọng và là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có cách ăn Tết với những nghi thức, nét sinh hoạt khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình. Mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái cũng là một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo, góp phần làm phong phú hương vị Tết vùng cao xứ Thanh
Những ngày cuối năm đang dần trôi đi, phố phường tự bao giờ đã ngập tràn sắc màu ngày Tết. Dường như ai cũng mang trong mình tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, xen lẫn háo hức. Xúng xính trong những bộ quần áo rực rỡ, khoác thêm 1 chiếc áo ấm, mọi người cùng nhau lưu giữ cho mình những khoảnh khắc cuối cùng của năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.