ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đã có ca tử vong vì đậu mùa khỉ ở châu Á: Việt Nam có nên khai báo y tế?

Liên tiếp trong ít ngày, các quốc gia ngoài châu Phi công bố những trường hợp tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Đến ngày 1/8, ca tử vong đầu tiên ở châu Á xuất hiện.

02/08/2022 10:27

Ngày 1/8, Ấn Độ đã xác nhận, nước này vừa có ca tử vong đầu tiên vì bệnh đậu mùa khỉ. Đó là trường hợp một nam thanh niên 22 tuổi, ở bang Kerala (thuộc miền Nam Ấn Độ), tử vong ngày 30/7. Bệnh nhân được cho là dương tính với đậu mùa khỉ khi ở quốc gia khác trước khi trở về nước. 21 người có liên quan với bệnh nhân đã được cách ly.

Ấn Độ cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á có ca tử vong vì đậu mùa khỉ. Trước đó ít ngày, Brazil và Tây Ban Nha là 2 quốc gia công bố tổng cộng 3 trường hợp tử vong đầu tiên ngoài châu Phi. Diễn biến trên làm dấy lên lo ngại dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng về nhân mạng trên phạm vi toàn cầu nếu không có những biện pháp phòng chống chặt chẽ.

Việt Nam đã cần khai báo y tế? 

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, mới đây UBND TPHCM đã kiến nghị Bộ Y tế cho thực hiện khai báo y tế với tất cả trường hợp nhập cảnh tại các cửa khẩu. Lý do mà TPHCM đưa ra là nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, từ đó ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.

Đã có ca tử vong vì đậu mùa khỉ ở châu Á: Việt Nam có nên khai báo y tế? - Ảnh 1.

TPHCM đề xuất khai báo y tế đối với những trường hợp nhập cảnh để phòng chống đậu mùa khỉ (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đậu mùa khỉ đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu, với hàng chục ngàn ca bệnh và đã có một số trường hợp tử vong.

Việc khai báo y tế khi nhập cảnh đối với đậu mùa khỉ đã được tiến hành ở một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan với các khách du lịch đến từ vùng có dịch đậu mùa khỉ, và cho thấy có tính hợp lý nhất định.

Tuy nhiên theo PGS Dũng, việc khai báo nếu chỉ thực hiện cho khách nhập cảnh tại TPHCM sẽ có ít hiệu quả, bởi còn nhiều con đường khác có thể làm bệnh "xâm nhập" vào Việt Nam.

Trên bình diện quốc tế, khi đậu mùa khỉ đã trở thành Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC), tức là phải khai báo cho mọi người ngay từ khi xuất cảnh ở những quốc gia khác trước khi vào Việt Nam.

Biểu hiện đậu mùa khỉ thường ở chỗ kín, nên việc khai báo ở khu vực nhập cảnh đòi hỏi phải tự giác cao. PGS Dũng nhận định, khả năng du khách khi đã không khai báo ở quốc gia của mình mà lại khai báo tại cửa khẩu là rất thấp.

Đã có ca tử vong vì đậu mùa khỉ ở châu Á: Việt Nam có nên khai báo y tế? - Ảnh 2.

Ngoài các cửa khẩu tại TPHCM, còn nhiều con đường khác để bệnh đậu mùa khỉ "xâm nhập" vào Việt Nam (Ảnh: Hoàng Lê).

Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 ở sân bay trước đó đã gây bất tiện và có thể tạo trải nghiệm không thoải mái cho du khách, nên có thể ảnh hưởng phần nào đến du lịch và mở cửa nếu áp dụng trở lại.

2 việc cần giữ vững để phòng chống đậu mùa khỉ

Từ những lý do trên, chuyên gia y tế công cộng cho rằng TPHCM chưa nên yêu cầu khai báo với du khách quốc tế, mà đợi khi có Bộ Y tế theo dõi tình hình và có yêu cầu về khai báo y tế trên toàn quốc thì mới thực hiện.

Nếu cần phải khai báo sớm, chỉ nên khai báo người đến vùng đã có đậu mùa khỉ; tạo quy trình khai báo đơn giản nhất và quan trọng nhất là cung cấp đường link (với mã QR) để khi du khách có triệu chứng nghi ngờ thì họ có thể khai báo online (vì bệnh đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh có thể dài đến 3 tuần, triệu chứng không điển hình kéo dài đến 1 tuần trước khi phá ban) và được điều trị phù hợp.

Theo PGS Dũng, có 2 việc quan trọng để phòng chống dịch đậu mùa khỉ. Thứ nhất là cần giúp người dân hiểu rõ về cơ chế gây bệnh, triệu chứng và cách xử lý để nâng cao ý thức cảnh giác. Thứ hai là giữ vững và tăng cường khả năng xét nghiệm, để kịp thời phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh khi xuất hiện tại Việt Nam để ngay lập tức có những biện pháp phòng chống lây lan.

Đã có ca tử vong vì đậu mùa khỉ ở châu Á: Việt Nam có nên khai báo y tế? - Ảnh 3.

TPHCM tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát ca bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: Sở Y tế TPHCM).

Dù vậy theo chuyên gia, đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp như Covid-19, do đó khả năng bùng dịch dẫn đến quá tải hệ thống y tế là rất thấp.

PGS Dũng nhấn mạnh, nhân viên y tế cần được giáo dục để nhận biết và xử trí các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ngành y tế cũng cần thực hiện nâng cao sức khỏe có mục tiêu, hỗ trợ một cách nhạy cảm, nhằm tăng cường xét nghiệm và giáo dục ở các nhóm dân số có nguy cơ (như nhóm có quan hệ đồng giới MSM).

"Sự tham gia của cộng đồng có nguy cơ ngay từ đầu trong việc hoạch định các can thiệp sức khỏe là cần thiết, để đảm bảo các can thiệp là phù hợp, không kỳ thị và tránh những thông điệp thúc đẩy bùng phát dịch một cách ngấm ngầm" - PGS Dũng khuyến cáo.

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Các biến chứng có thể xảy ra của đậu mùa khỉ gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỷ lệ tử vong dao động từ 0-11%.

Nguồn: dantri.com.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.