Đa dạng các loại hình lưu trú tại Sầm Sơn
Được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, Sầm Sơn đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách. Những năm gần đây, với hạ tầng ngày càng hiện đại, hàng triệu du khách đến Sầm Sơn không chỉ tắm biển, thưởng thức các sản phẩm du lịch đặc sắc mà còn được nghỉ dưỡng với các loại hình lưu trú đa dạng.
Với ưu thế về không gian, tiện ích và giá cả, những năm gần đây, các villa, biệt thự nghỉ dưỡng có thiết kế từ 6 – 10 phòng ở là lựa chọn của rất nhiều du khách. Nhất là phân khúc khách tầm trung, đoàn đông, muốn có một không gian riêng cho tập thể, gia đình mà tiện ích, dịch vụ vẫn được đáp ứng đầy đủ như ở khách sạn 3 - 4 sao.

Trên địa bàn thành phố Sầm Sơn hiện có hơn 700 cơ sở lưu trú gồm các loại hình khác nhau, với gần 20.000 phòng, trong đó, có nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp. Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch Sầm Sơn trên bản đồ du lịch quốc gia.

Việc nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn, nghỉ, đi kèm với đó là các dịch vụ tiện ích đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, giúp kéo dài thời gian lưu trú, tăng nguồn thu cho du lịch Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hoá nói chung.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.

Thác Mây - Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.