Đa dạng hàng hoá, đảm bảo cung ứng phục vụ thị trường Tết
Bước sang tháng cuối cùng của năm 2023 và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân đã có tín hiệu tăng trưởng tích cực. Nắm bắt xu hướng này, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị lượng lớn hàng hoá với mẫu mã đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Những ngày này, chị Nam ở thành phố Thanh Hoá đã bắt đầu tìm hiểu, mua sắm những sét quà để gửi tặng đến người thân, nhân viên công ty trong dịp Tết sắp tới. Theo chị Nam, hàng hóa phục vụ Tết năm nay khá đa dạng giúp chị dễ dàng lựa chọn. Chị Ngô Thị Thanh Nam, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Tôi mua bánh kẹo và rượu. Năm nay thấy thị trường hàng rất phong phú và giá cả rất ổn định".

Ghi nhận trên thị trường thời điểm này, có thể thấy hàng hoá phục vụ thị trường Tết đã lên kệ với nhiều chủng loại và giá cả phù hợp với túi tiền của khách hàng. Tập trung ở những mặt hàng như: bánh kẹo, dầu ăn, thực phẩm, đồ gia dụng, hoá mỹ phẩm, nước giải khát…
Đại diện nhiều đơn vị cho biết, nhu cầu mua sắm quà tết của người dân đã bắt đầu tăng từ 15 - 20 % so với các tháng trước. Các đơn vị đã chuẩn bị tốt nguồn hàng, thiết kế nhiều chương trình quà tặng, khuyến mại, giảm giá và đa dạng các kênh bán hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Luna Nguyễn cho biết: "Chúng tôi đã ký kết với nhà nhập khẩu uy tín để tăng nguồn hàng quà tết khoảng 10%, chúng tôi cũng có những chương trình quà tặng cho đơn vị lấy số lượng lớn, ngoài ra cam kết bình ổn giá cho khách hàng". Bà Trần Thị Thuý, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Rạng Đông cũng cho biết: "Từ nay đến Tết dương hay Tết âm đều cố gắng giữ ổn định giá cả và đảm bảo chất lượng hàng hoá để bà con đón một cái Tết đầm ấm, đủ đầy".

Theo Sở Công thương Thanh Hóa, năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã dự trữ tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán khoảng 19.911 tỷ đồng, tăng 25% so với dịp Tết Quỹ Mão 2023. Với nguồn dự trữ này, dự báo sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc thiếu hàng, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ ổn định. Sở Công thương Thanh Hóa cũng đang theo dõi sát diễn biến của thị trường, đảm bảo lưu thông, ổn định hàng hoá. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái... để người dân có thể yên tâm mua sắm vào dịp Tết.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.