Đà Nẵng: Nhiều người tắm biển bị ngứa, nổi mẩn đỏ
Liên tiếp nhiều ngày qua, nhiều người dân và du khách phản ánh tình trạng bị ngứa và nổi mẩn đỏ sau khi tắm biển ở các bãi tắm thuộc các quận Sơn Trà, Ngũ Hàng Sơn, TP Đà Nẵng.
![]() |
Ngày 4/7, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, đơn vị này đã có văn bản phản ánh tình trạng người dân đi tắm biển bị ngứa và nổi mẩn đỏ nói trên đến Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường TP; đề nghị kiểm tra thực trạng nước biển và có phương án xử lý kịp thời.
Theo phản ánh thực tế và thông tin của các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, thời gian gần đây, nhiều người dân và du khách đi tắm biển ở các bãi tắm Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T 20 dọc tuyến biển thuộc hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
Chị Nguyễn Châu, nhà ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết, khoảng gần một tuần trước, gia đình chị đi tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê thì cả nhà ai cũng bị ngứa và nổi mẩn đỏ khắp người, 3-4 ngày sau mới khỏi hẳn.
Thông tin trên mạng xã hội facebook, tài khoản Đặng Thuý Hằng cho biết, vào ngày 2/7, gia đình đi tắm biển ở bãi tắm T20 thì cháu bé 10 tuổi mới tắm 5 phút đã chạy lên bờ vì “nước biển châm chích khắp người”.
Có nhiều dư luận khác nhau về nguyên nhân tình trạng trên. Một số người lo ngại nước biển bị nhiễm bẩn. Một số ý kiến lại cho rằng đang trong mùa sứa lửa nên khả năng người dân và du khách đi tắm biển bị sứa chích dẫn tới bị ngứa và nổi mẩn đỏ như trên.
Thông tin từ Sở Tài nguyên - Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, hiện Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lấy mẫu phân tích bổ sung chất lượng nước biển tại các vị trí bãi tắm khu vực biển phía Đông, liên tục trong 05 ngày. Ngoài các thông số về chất lượng nước biển như: pH, TSS, COD, Amoni, dầu mỡ và Coliforms, bổ sung phân tích các chỉ tiêu sinh học.
Đồng thời, Chi cục Bảo vệ Môi trường tổ chức khảo sát các cửa xả ven biển, tiến hành lấy mẫu tại khu vực tiếp nhận liên quan các bãi tắm của thành phố; phối hợp Ban Quản lý tiếp tục ghi nhận hiện trường đối với tình trạng xảy ra trong thời gian qua, để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
Tâm An/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.