Đa phần bệnh nhân đột quỵ bỏ lỡ giờ vàng do nhập viện muộn
Ghi nhận tại các bệnh viện có đơn vị chuyên sâu điều trị đột quỵ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng mạnh. Mặc dù số ca bị đột quỵ đến cấp cứu và được can thiệp kịp thời trong khung giờ vàng đã tăng lên, tuy nhiên cũng mới chỉ đạt khoảng 15 đến 20%.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ sau khi có các biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, bệnh nhân Yang Yu Ling, thường trú tại xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực trong tình trạng liệt nửa người trái, ý thức lơ mơ.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu não cấp dẫn đến đột quỵ. Ngay lập tức bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối cơ học.

Ông Yang Yu Ling, thường trú tại xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Yang Yu Ling, thường trú tại xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ở nhà tôi đột ngột bị nói khó, méo miệng và khó cử động. Được đưa vào viện cấp cứu, điều trị kịp thời nên giờ tôi đã hồi phục tốt, nói chuyện bình thường, vận động đi lại cũng tạm ổn rồi."
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số ít bệnh nhân đột quỵ được chẩn đoán, điều trị kịp thời trong khung giờ vàng. Các chuyên gia y tế cho biết, trong khoảng 6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là thời gian vàng để cứu sống người bệnh và giúp bệnh nhân có khả năng phục hồi tốt nhất.
Hiện nay, mới chỉ có khoảng 15 đến 20% bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu, điều trị trong khung giờ vàng.

Đa phần bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu ở giai đoạn muộn nên dù đã được điều trị nhưng vẫn để lại nhiều di chứng như: liệt, khả năng vận động yếu, mất ngôn ngữ, nói ngọng, thị giác yếu. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.

Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Ngọc Thêm, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hoá
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Ngọc Thêm, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hoá cho biết, dấu hiệu phát hiện đầu tiên của đột quỵ đó là dựa vào ngôn ngữ của người bệnh, bệnh nhân bị khó nói, tê bì hoặc liệt nửa người. Khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện vừa nêu cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở điều trị để được can thiệp kịp thời.
Thời tiết giá rét, chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao đã khiến bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng mạnh. Trong số hơn 100 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, có tới 40% bệnh nhân bị đột quỵ. Các bác sĩ cho biết, trong tháng 12, số ca đột quỵ nhập viện tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân đột quỵ nhập viện cũng tăng khoảng 20%.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lường Hữu Dương, Phó Trưởng khoa Thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Thạc sĩ, Bác sĩ Lường Hữu Dương, Phó Trưởng khoa Thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá khuyến cáo người dân lưu ý kiểm soát các yếu tố nguy cơ như các bệnh lý tim mạch, trong đó có rung nhĩ, van tim và suy tim, kiểm soát tốt đường máu, huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác, đồng thời có chế độ sinh hoạt hợp lý, tập các bài tập thể dục phù hợp với từng độ tuổi.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện người thân có dấu hiệu bị đột quỵ, người nhà nên nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm sẽ lỡ cơ hội tối ưu để điều trị.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.

Chú trọng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, thể chất, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Do vậy, nhiều trường học đã chú trọng công tác y tế trường học, góp phần đảm bảo sức khoẻ và môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.