Đặc phái viên Mỹ John Kerry công du UAE trước thềm COP28
Ngày 4/6, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry đã có chuyến công du Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhằm chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai vào cuối năm nay.

Hãng thông tấn WAM của UAE đưa tin, ông John Kerry đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng UAE kiêm Chủ tịch Ủy ban cấp cao chịu trách nhiệm giám sát công tác chuẩn bị cho COP28 - ông Abdullah bin Zayed, và Chủ tịch được chỉ định của COP28 - ông Sultan al-Jaber, để thảo luận về mối quan hệ đối tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực, với trọng tâm là vấn đề khí hậu.
Các cuộc đàm phán cũng tập trung vào các kế hoạch chi tiết của UAE nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như các biện pháp để tăng cường hợp tác toàn cầu và hành động đa phương trong lĩnh vực này, trong bối cảnh UAE đăng cai COP28 từ ngày 30/11 tới ngày 12/12 năm nay tại trung tâm triển lãm Expo City Dubai.
Tại cuộc gặp, ông Abdullah bin Zayed và ông John Kerry đã điểm lại các sáng kiến chung của hai nước trong lĩnh vực hành động khí hậu, trong đó có Quan hệ đối tác giữa UAE và Mỹ về tăng tốc năng lượng sạch (PACE) nhằm thu hút đầu tư 100 tỷ USD để tài trợ, đầu tư và hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng sạch với công suất 100 gigawatt (GW) tại hai nước và trên toàn cầu cho tới năm 2035.
Ngoại trưởng UAE nhấn mạnh cách tiếp cận vững chắc của quốc gia Trung Đông này trong việc xây dựng cầu nối liên lạc và hợp tác với thế giới, đồng thời tăng cường hành động đa phương trong việc đối phó với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu. Ông nói thêm rằng, quan hệ đối tác hành động khí hậu giữa UAE và Mỹ hiện có, bao gồm nhiều sáng kiến và dự án khác nhau, là mô hình tiên phong cho hành động hợp tác vì một tương lai an toàn về khí hậu với sự phát triển bền vững và thịnh vượng kinh tế. Theo ông, khi quyết định đăng cai tổ chức COP28, UAE quyết tâm dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và chuyển các sáng kiến này từ giai đoạn đưa ra các cam kết sang khâu thực hiện bằng các hành động cụ thể.

Mỹ, Mexico cam kết giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư
Ngày 29/9, Mỹ và Mexico cam kết giải quyết nguyên nhân gốc rễ của làn sóng di cư đang ngày một tăng và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Mexico Alicia Barcena tại thủ đô Washington.

Bầu cử Slovakia: Đảng của cựu Thủ tướng Fico trên đà chiến thắng
Theo kết quả sơ bộ vừa được công bố sáng 1/10, Đảng của cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người công khai thân Nga, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội nước này. Dù vậy, đảng của ông vẫn cần bắt tay với đối tác để lập chính phủ.

Thái Lan lên kế hoạch ứng phó El Nino
Nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động từ hiện tượng thời tiết El Nino, chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm theo dõi thời tiết cũng như đưa ra các kế hoạch dự phòng cho vấn đề này.

Tây Ban Nha: Lãnh đạo phe bảo thủ tiếp tục không nhận được đa số phiếu ủng hộ
Trong một diễn biến mới nhất ngày 29/9, lãnh đạo phe bảo thủ ở Tây Ban Nha, ông Alberto Nunez Feijoo, lại tiếp tục không nhận được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết tại Hạ viện để trở thành Thủ tướng nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Pedro Sanchez sẽ được quyền đứng ra để thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Indonesia: Không có giải pháp dễ dàng cho cuộc khủng hoảng lương thực
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi)ngày 29/9 cho biết 22 quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực, đồng thời cảnh báo rằng điều này sẽ dẫn đến giá lương thực trong nước gia tăng.

Những tín hiệu tích cực để Fed cân nhắc giữ nguyên lãi suất
Theo các số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/9, áp lực lạm phát cơ bản của Mỹ đã dịu đi trong tháng 8/2023, với mức tăng giá hàng năm lần đầu tiên giảm xuống dưới 4% sau hơn hai năm, tín hiệu tích cực cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi cân nhắc chính sách tiền tệ thời gian tới.

Bulgaria ngừng nhập khẩu hoàn toàn dầu của Nga vào tháng 10 năm 2024
Theo gói trừng phạt thứ 6 do Liên minh châu Âu áp đặt lên Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Matcova tại Ukraine, Bulgaria được phép tiếp tục mua dầu của Nga xuất khẩu bằng đường biển để xử lý tại Nhà máy lọc dầu Neftohim, thuộc sở hữu của Công ty Lukoil Neftochim Burgas cho đến cuối năm 2024. Tuy nhiên, các nhà lập pháp ở Sofia mới đây đã thông qua đề xuất cắt giảm mức sử dụng dầu Nga tại Neftohim xuống 80% vào cuối năm nay. Đồng thời, quốc gia Balkan này có thể ngừng sử dụng hoàn toàn dầu thô từ Nga tại nhà máy lọc dầu Neftohim vào tháng 10 năm sau.

Tổng thống Indonesia cảnh báo giá lương thực trong nước gia tăng
Ngày 29/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết 22 quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực, đồng thời cảnh báo rằng điều này sẽ dẫn đến giá lương thực trong nước gia tăng.

Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch toàn cầu phục hồi tích cực, doanh thu ước đạt 10.000 tỷ USD
Ngành “công nghiệp không khói" đang phục hồi tích cực sau đại dịch COVID-19 và dự báo đến cuối năm nay, doanh thu từ du lịch toàn cầu sẽ quay trở lại mức 10.000 tỷ USD, bằng với mức trước khi đại dịch xuất hiện.

G7 lập quỹ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển xây dựng chuỗi cung ứng
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ thành lập một quỹ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ các sản phẩm cần thiết cho quá trình giảm khí thải carbon. Quỹ này sẽ được sử dụng để giúp các nước đang phát triển và mới nổi ở khu vực Nam bán cầu tăng cường năng lực sử dụng tài nguyên và sản xuất các mặt hàng thiết yếu theo hướng giảm lượng khí thải carbon dioxide, như tấm pin mặt trời và pin xe điện. Nhật Bản dự định đóng góp 5 triệu USD vào quỹ này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.