Đặc sắc Lễ hội cầu ngư - bơi trải thành phố Sầm Sơn năm 2022
(TTV) - Trong 2 ngày 12 và 13/6 (tức ngày 14, 15/5 âm lịch), tại khu vực Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã tưng bừng tổ chức Lễ hội cầu ngư - bơi trải năm 2022 .
![]() |
Lễ hội cầu ngư - bơi trải thành phố Sầm Sơn được tổ chức hằng năm với phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính gồm các nghi thức: rước kiệu, dâng hương, tế lễ, tế thần sông, thần biển; đọc chúc văn cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để những người dân chài ra khơi được bình an, đánh bắt được nhiều tôm cá, mùa màng bội thu, Nhân dân sống ấm no và hạnh phúc.
![]() |
Phần hội diễn ra với các phần thi: đan lưới và bơi trải truyền thống. Phần thi đan lưới thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn của những ngư dân có tay nghề đan lưới xuất sắc nhất, qua đó thể hiện nét đẹp lao động trong việc tự tay sản xuất các ngư cụ để ra khơi đánh bắt của ngư dân Sầm Sơn. Sôi động và hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi trải truyền thống với sự tham gia của 84 vận động viên đến từ 4 đội bơi của 11 phường, xã trên địa bàn thành phố.
![]() |
Lễ hội cầu ngư - bơi trải được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ du lịch, hướng đến xây dựng Sầm Sơn trở thành thành phố của lễ hội. Đồng thời góp phần tạo niềm tin, động viên ngư dân vươn khơi bám biển, lao động sản xuất, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Mai Phương – Đăng Tuyển
Theo Bản tin 18h30/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.