ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đại biểu Quốc hội băn khoăn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

VĂN TOẢN

27/05/2024 17:21
Đại biểu Quốc hội băn khoăn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần- Ảnh 1.

Các đại biểu dự phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sáng 27/5. (Ảnh: DUY LINH)

Liên quan nội dung này, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án để đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Phương án 1: Quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau: Nhóm 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nhóm 2: Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội

Phát biểu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho rằng, 2 phương án được đưa ra trong dự thảo Luật đều chưa phải là những phương án tối ưu, vì chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần và tạo được sự đồng thuận cao.

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, đến tháng 4/2024, số người nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần cao nhất từ trước đến nay. Dự báo nếu đà tăng này tiếp tục thì đến năm 2024, ước có khoảng 1,4 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần- Ảnh 2.

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình). (Ảnh: DUY LINH)

Để bảo đảm hướng đến thực hiện đúng nguyên lý của bảo hiểm xã hội là bảo đảm an sinh tuổi già cho người lao động, hạn chế phát sinh phức tạp trong tổ chức thực hiện, đại biểu Thu đánh giá, Phương án 1 cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội, hạn chế được tình trạng một bộ phận người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.

Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội từ chính quá trình tích lũy khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội; hướng dần tới nguyên tắc phổ quát của bảo hiểm xã hội là khi có việc làm và thu nhập thì sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội để tích lũy cho tương lai khi về già, trong bối cảnh già hóa ngày càng gia tăng, nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần- Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre). (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất lựa chọn Phương án 1 với cùng lý do như trên, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) cho rằng cần có định hướng truyền thông tham gia bảo hiểm xã hội để hướng đến có chế độ an sinh bền vững cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế và lương hưu khi về già.

Đồng thời, cũng cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi với người lao động mất việc làm, bệnh tật... để những người này có thể vượt qua được khó khăn trước mắt và tránh việc rút bảo hiểm xã hội một lần gây ảnh hưởng đến quyền lợi về sau.

Có chung quan điểm đồng tình với Phương án 1, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đề nghị cần có các nhóm giải pháp đồng bộ hơn để hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn trong giai đoạn mất việc làm như tín dụng ưu đãi, dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, qua đó giảm thiểu tình trạng người lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần mà bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí.

Bảo đảm quyền lựa chọn, giữ được an sinh tối thiểu cho người tham gia bảo hiểm

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ) bày tỏ ủng hộ Phương án 2, đánh giá phương án này vừa bảo đảm quyền lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm xã hội và vừa giữ được an sinh tối thiểu cho người tham gia bảo hiểm.

Tuy nhiên, theo đại biểu, Phương án 2 lại chưa giải quyết được vấn đề khó khăn trước mắt của người lao động. Bởi đa phần những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đều có khó khăn trong cuộc sống. Do đó, họ cần một khoản tiền để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần- Ảnh 4.

Đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ). (Ảnh: DUY LINH)

“Tôi cho rằng, để giữ chân người tham gia bảo hiểm xã hội và hạn chế được tình trạng rút bảo hiểm một lần, dự thảo Luật cần thiết kế thêm chế độ để người tham gia bảo hiểm tự nguyện yên tâm hơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống”, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói.

Tán thành với phương án nêu trên, đại biểu Đào Chí Nghĩa (đoàn Cần Thơ) nhận định việc quy định như vậy dù không chấm dứt tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời giữ chân được người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, về lâu dài người lao động sẽ được bảo đảm an sinh xã hội.

Cân nhắc tích hợp 2 phương án

Góp ý kiến vào dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) nêu rõ, quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề khó, phức tạp và được nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người lao động quan tâm.

Theo đại biểu, Phương án 1 là phương án tối ưu, tuy nhiên lại tạo ra "lát cắt", chia thành 2 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực. Đại biểu cho rằng, cần bổ sung các đánh giá tác động kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động, tình trạng sa thải, cắt giảm lao động diễn ra tại nhiều địa phương.

Dẫn số liệu cho thấy việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I năm 2024 - mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, đại biểu Trần Thị Hoa Ry nhấn mạnh, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng.

"Do đó, việc cho rằng Phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác", đại biểu nói.

Nữ đại biểu đoàn Bạc Liêu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện phương án này theo hướng giảm thời gian xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động từ 12 tháng xuống còn 3-6 tháng để đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, duy trì cuộc sống trong điều kiện nhiều khó khăn.

Đối với quy định theo Phương án 2 là người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng quy định này là chưa rõ ràng.

Đại biểu kiến nghị nên kết hợp giữa 2 phương án, quy định người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng, bảo đảm nguyên tắc có đóng có hưởng.

"Người lao động chỉ trực tiếp đóng 8%, còn 14% là do người sử dụng lao động đóng. Phần 14% được xem là nguồn đóng để cho người lao động nhằm bảo đảm chế độ hưu trí và người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí", đại biểu cho hay.

Phát biểu tranh luận về nội dung này, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) nêu rõ, 2 phương án Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 phương án này là thời điểm tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là trước hoặc sau khi luật có hiệu lực. Nếu đóng bảo hiểm trước ngày 1/7/2025 thì được hưởng bảo hiểm xã hội rút một lần, sau ngày này thì không được hưởng.

Đại biểu nhấn mạnh, nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu cấp thiết, hợp pháp và hợp lý của người lao động, không phụ thuộc vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau khi luật này có hiệu lực.

Do đó, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của 2 phương án, đại biểu đề xuất tích hợp 2 phương án trên theo đề nghị của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Từ đó, giải quyết được vấn đề trước mắt theo yêu cầu của người lao động, về lâu dài sẽ giải quyết được vấn đề bảo đảm an sinh xã hội.

https://nhandan.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-quy-dinh-ve-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-post811309.html

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Huyện Hậu Lộc khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Huyện Hậu Lộc khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025 - 2030

10:59 , 18/10/2024

Ngày 17/10, huyện Hậu Lộc đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn BCH Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc phối hợp động viên nhân dân phát huy mọi nguồn lực, khả năng sáng tạo

Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc phối hợp động viên nhân dân phát huy mọi nguồn lực, khả năng sáng tạo

10:09 , 18/10/2024

(Chinhphu.vn) - Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp trong việc tập hợp nhân dân, thực hiện dân chủ, đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu.

Tháo gỡ khó khăn cho dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tháo gỡ khó khăn cho dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

20:20 , 17/10/2024

Chiều ngày 17/10, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai các dự án lưới điện trên địa bàn cả nước; trong đó có dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan.

Giải pháp về sinh kế ổn định đời sống, sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân cư thuộc các tỉnh miền Bắc

Giải pháp về sinh kế ổn định đời sống, sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân cư thuộc các tỉnh miền Bắc

20:15 , 17/10/2024

Sáng ngày 17/10, tại thành phố Thanh Hóa, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Giải pháp về sinh kế ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân cư thuộc các tỉnh miền Bắc”.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn

20:00 , 17/10/2024

Chiều ngày 17/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo kết quả thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021-2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành, đơn vị có liên quan.

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa thăm, làm việc với một số doanh nghiệp tại NewZealand

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa thăm, làm việc với một số doanh nghiệp tại NewZealand

19:35 , 17/10/2024

Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Auckland, NewZealand, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tìm hiểu quy trình sản xuất tại Công ty sữa GMP Dairy Limited và Công ty sản xuất mật ong NZQueenbee Limited.

Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh

Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh

18:15 , 17/10/2024

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 1.152 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu phi tại 47 tỉnh, thành phố, với gần 70 nghìn con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy. Một số tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa đang xảy ra dịch chưa được kiểm soát. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ban, ngành, địa phương đơn vị tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi.

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

10:27 , 17/10/2024

Sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 chính thức khai mạc.

Mường Lát bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai các văn bản, quy định mới về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Mường Lát bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai các văn bản, quy định mới về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

23:10 , 16/10/2024

Chiều ngày 16/10, UBND huyện Mường Lát phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai các văn bản, quy định mới về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đẩy mạnh triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát

20:30 , 16/10/2024

Thực hiện Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: