Đại dịch Covid-19: Ngành luật, nông nghiệp, triết học, tôn giáo lên ngôi
Biến động kinh tế, xã hội trong thời đại dịch đã tác động lớn đến tư duy chọn ngành của các bạn trẻ trên thế giới. Các ngành học được lựa chọn nhiều nhất là kiến trúc, luật, nông nghiệp, triết học...

Đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn ngành của người trẻ (Ảnh: Getty Creative).
Thay vì chọn những ngành liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học hay chăm sóc sức khỏe, các bạn học sinh có xu hướng theo học mô hình giáo dục khai phóng, bao gồm các lĩnh vực như nhân văn, khoa học xã hội.
Theo số liệu khảo sát, cứ 10 học sinh thì sẽ có khoảng 4 học sinh thừa nhận sự tác động của dịch bệnh lên tư duy chọn ngành nghề của mình. Những người này sẽ có xu hướng chọn những ngành học như ngoại ngữ, dân tộc học hay nghiên cứu về giới hơn là các ngành liên quan đến y học và khoa học công nghệ. Tỷ lệ này cao hơn 6 lần so với những học sinh không bị tác động bởi dịch bệnh.
Lý giải cho việc này, tờ Forbes cho biết có thể những học sinh này mong muốn có thể vận dụng kiến thức của mình để giải quyết được những vấn đề xã hội nổi cộm trong thời gian gần đây như phong trào chống phân biệt chủng tộc của người da đen hay đòi quyền bình đẳng cho người chuyển giới.
Mặt khác, những học sinh này cũng thể hiện sự không hứng thú với các ngành học thuộc lĩnh vực y tế. Tỉ lệ thấp trong việc lựa các ngành học thuộc lĩnh vực này cũng phản ánh ngày càng nhiều bạn trẻ e ngại với áp lực công việc lớn mà ngành y tế đang phải đối mặt trong thời gian dịch bệnh.
Các ngành học được lựa chọn nhiều nhất bao gồm: kiến trúc, luật, nông nghiệp, triết học, tôn giáo học.
Bên cạnh đó, các ngành học như văn học Anh, báo chí, hay giải trí ngày càng không được ưa chuộng. Theo khảo sát, chỉ có 27% sinh viên ở Anh thấy rằng việc học online các ngành này mang lại hiệu quả. Đây cũng là tỉ lệ thấp nhất trong bảng khảo sát.
Trái lại, 44% các bạn sinh viên nói rằng việc học online khiến chất lượng học tập của mình không đạt được như kỳ vọng. Hơn một nửa trong số này chỉ ra nguyên nhân là do họ không thể trao đổi, bàn bạc trực tiếp, từ đó việc học tập và thực hành cũng trở nên khó khăn hơn.
Thêm vào đó, mặc dù được yêu cầu nhưng các trường đại học ở Anh vẫn không giảm học phí cho sinh viên trong mùa dịch. Điều này càng khiến các bạn trẻ phải cân nhắc thật kĩ trước khi chọn trường.
Phòng giáo dục Anh Quốc cũng đưa ra danh sách những ngành nghề có thu nhập cao nhất sau 5 năm tốt nghiệp lần lượt là: dược sĩ, nha sĩ, kinh tế, khoa học thú y và kỹ thuật chế tạo. Cùng xếp hạng với ngành kỹ thuật chế tạo là các ngành như truyền thông, báo chí, ngôn ngữ Anh và nghệ thuật.
Sinh viên tốt nghiệp các ngành học như y tá, hộ sinh có khả năng tìm được công việc ổn định cao nhất sau 5 năm. Xếp sau là các ngành như dược sĩ, nha sĩ và khoa học thú y. Sinh viên học các ngành ngôn ngữ có tỉ lệ thất nghiệp cao hoặc thường có xu hướng học lên cao.
Nguyễn Lê Hải Hà/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.