ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ "biến mất"

Các chương trình mang tính liên ngành, xuyên ngành đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh trong "bản đồ ngành nghề" ở Việt Nam. Cùng đó sẽ là sự "biến mất" của những ngành đào tạo không còn nhu cầu XH.

01/07/2020 10:31

Đó là nhận định của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg về việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Theo đó, ngày 30/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg giao Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các bên liên quan triển khai xây dựng, ban hành chuẩn CTĐT đối với các ngành, nhóm ngành theo từng lĩnh vực đào tạo của GDĐH.

Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ngày nay là sự công nhận lẫn nhau về trình độ, chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, yêu cầu cấp thiết là xây dựng chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT), giúp các trường đại học nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực xuyên biên giới.

 

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ “biến mất” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều ngành học sẽ biến mất trong thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cần xây dựng chuẩn đầu ra chung nhất cho một số nhóm ngành

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, xây dựng khung trình độ quốc gia Việt Nam là việc làm rất đúng đắn và cần thiết. Nếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc và đúng hướng, rõ ràng nó không chỉ góp phần khắc phục tình trạng “lộn xộn” trong đào tạo đại học mà còn góp phần nâng tầm và nâng cao tính hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam đối với giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, với xu hướng ngày càng đề cao tính tự chủ của các trường đại học học, và với tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, các chương trình đào tạo ngày càng có tính liên ngành và xuyên ngành, thậm chí đã ngày càng xóa nhòa biên giới giữa các ngành trong cùng một lĩnh vực.

Hơn nữa, trong bối cảnh CMCN 4.0, hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ngày càng có tính cá thể hóa, do đó chỉ nên quy định các chuẩn đầu ra cơ bản và tối thiểu, không nên quy định quá cứng về cấu trúc và thời lượng của từng khối kiến thức.

Do đó, nên để các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, thế mạnh của mình, miễn là chương trình đào tạo đó phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo tương ứng đã được quy định tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Hiện nay số lượng các chương trình đào tạo bậc đại học rất lớn và không ngừng biến động, đổi mới. Ví dụ như ĐHQGHN đang đào tạo 24 ngành thí điểm ở bậc đại học, chưa có trong danh mục mã ngành của Nhà nước.

Trong số đó có những ngành như Kỹ thuật năng lượng, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Kĩ thuật Robot, Công nghệ nông nghiệp ở ĐH Công nghệ; Quản trị trường học, Quản trị công nghệ giáo dục và  Tham vấn học đường ở ĐH Giáo dục; Máy tính và khoa học thông tin, Khoa học thông tin địa không gian, Quản lí phát triển đô thị và bất động sản, Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường, Khoa học dữ liệu, Kĩ thuật điện tử và tin học ở ĐH Khoa học Tự nhiên;

Luật thương mại quốc tế ở khoa Luật; Kế toán, phân tích và kiểm toán; Tin học và kĩ thuật máy tính; Phân tích dữ liệu kinh doanh ở Khoa Quốc tế và 2 ngành mới Quản trị doanh nghiệp và công nghệ, Marketing và truyền thông ở Khoa Quản trị Kinh doanh...

Có thể thấy đó là những chương trình rất mới, phong phú và đa dạng, và đáp ứng nhu cầu cao của thị trường lao động.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, sẽ rất khả thi nếu việc xây dựng và ban hành Chuẩn chương trình thực hiện đối với một số ngành/nhóm ngành nhất định.

Có thể trước hết ưu tiên thực hiện chuẩn chương trình đào tạo đối với những ngành đào tạo “có nghề” một cách rõ rệt như các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, y dược, luật, các ngành đào tạo kỹ sư, công nghệ, kỹ thuật,… và các ngành thuộc những lĩnh vực ngành nghề được phép di chuyển trong ASEAN (nhằm hướng tới mục tiêu công nhận lẫn nhau trong ASEAN).

Còn lại, có thể xem xét để xây dựng chuẩn đầu ra chung nhất cho một số nhóm ngành (ví dụ như chuẩn đầu ra của cử nhân khoa học xã hội, bao gồm nhóm các ngành khoa học xã hội như triết học, nhân học, xã hội học, ….như một số nước đang làm).

Đây cũng là gợi ý cho các cơ sở đào tạo xem xét để mạnh dạn chuyển đổi những ngành/chuyên ngành truyền thống khó tuyển.

 

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ “biến mất” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN.

Nhiều ngành học sẽ “biến mất”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, thực tế những năm gần đây cũng cho thấy, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cũng như trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực thường xuyên có sự biến đổi.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực với các yêu cầu “động” này, các chương trình đào tạo hoàn toàn mới chưa từng có trong tiền lệ, đặc biệt là các chương trình mang tính liên ngành, xuyên ngành đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều trong “bản đồ ngành nghề đào tạo” ở Việt Nam.

Cùng với nó sẽ là sự “biến mất” của những ngành đào tạo không còn nhu cầu xã hội. Nghĩa là, ngay cả danh mục ngành nghề đào tạo sẽ có sự thay đổi, biến động không ngừng, do đó kì vọng về việc xây dựng và ban hành Chuẩn của tất cả các chương trình đào tạo bậc đại học, để luôn đuổi kịp sự thay đổi đó, cho tất cả, từng chương trình đào tạo.

Trong đó, có những ngành không gắn với nghề và một số ngành khoa học cơ bản và nhất là những ngành đó ngày càng có sự giao thoa nhau - là khó khả thi để thực hiện được trọn vẹn cả về nguyên lí phát triển và điều kiện, thời gian thực hiện.

Với những phân tích trên, GS Đức cho rằng, xây dựng và ban hành chuẩn khung trình độ quốc gia cho những ngành có nghề, những ngành như y, dược, luật, tài chính ngân hàng, kỹ thuật, công nghệ, các ngành kỹ sư là cần thiết và khả thi, còn lại chuẩn khung năng lực theo nhóm ngành lại là phương án hợp lý và khả thi với các ngành khác (ví dụ như kinh tế phát triển và chính sách công; hoặc triết học, văn học, sử học, xã hội học,….)   

Phải tiếp cận chuẩn quốc tế

Theo GS Đức, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng sẽ là công cụ hữu hiệu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, đơn vị tuyển dụng, gia đình và người học trong việc kiểm soát, đánh giá quá trình và chất lượng của các sản phẩm đào tạo.

Chuẩn chương trình đào tạo cũng sẽ là điểm tham chiếu quan trọng để phát triển các chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng cũng như công nhận tương đương các học phần và các văn bằng, chứng chỉ giữa các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước. Cùng với kiểm định và xếp hạng đại học, chuẩn đầu ra là cơ sở quan trọng để văn bằng Việt Nam được công nhận ở nước ngoài.

Đồng thời là cầu nối gắn kết giữa sản phẩm đào tạo của Việt Nam với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Chính vì vậy, GS Đức cho rằng, tiếp cận theo chuẩn đầu ra và đáp ứng khung trình độ quốc gia là một cách tiếp cận tiên tiến, khoa học trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Chuẩn đầu ra như thế nào, thì chương trình đào tạo phải có những nội dung hoặc học phần và cơ sở đào tạo phải có điều kiện nhân lực, CSVC,… để giúp người học có thể đạt được chuẩn đầu ra như vậy.

"Đây cách tiếp cận đang được thực hiện ở nhiều trường đại học, ở nhiều quốc gia, nhất là ở các quốc gia phát triển trên toàn thế giới" - GS Đức chia sẻ.

GS Đức cho rằng, việc ban hành chuẩn chương trình đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra (ở mức độ chi tiết phù hợp và đối với những ngành nghề phù hợp) sẽ tạo ra những “khuôn khổ”, mực thước, định hình sản phẩm đào tạo theo từng ngành nghề/nhóm ngành nghề nhất định, góp phần xóa bỏ tình trạng “lộn xộn”, trăm hoa đua nở hiện nay.

Hơn nữa, do có sẵn khung, chuẩn năng lực trình độ quốc gia nên các cơ sở giáo dục đại học cũng sẽ phần nào tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí trong việc xây dựng chương trình đào tạo tương ứng.

"Các đơn vị đào tạo vừa phải đảm bảo đúng “khuôn khổ và yêu cầu” cho phép, vừa phải lồng ghép được những thế mạnh, đặc trưng, đặc sắc của đơn vị mình trong chương trình đào tạo" - GS Đức cho hay.

Hồng Hạnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số

Các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số

14:52 , 24/09/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 2.000 cơ sở giáo dục, hơn 870.000 học sinh, hơn 5 vạn cán bộ, giáo viên. Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, năm học 2024-2025, các trường học trên địa bàn tỉnh đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới phương pháp dạy học, quản lý cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024

23:08 , 23/09/2024

Ngày 23/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho 127 thôn đội trưởng trên địa bàn huyện Như Xuân.

Bá Thước: Điểm trường hư hỏng, nhà văn hoá trở thành lớp học

Bá Thước: Điểm trường hư hỏng, nhà văn hoá trở thành lớp học

11:34 , 21/09/2024

Mưa lũ thời gian qua đã khiến 2 điểm lẻ của trường Tiểu học Thành Lâm, huyện Bá Thước bị hư hỏng, mất an toàn cho học sinh và giáo viên. Ngay khi nắm được tình hình, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước đã chỉ đạo nhà trường chuyển học sinh đến học tạm tại nhà văn hoá thôn, đồng thời đề xuất các cấp, ngành liên quan có phương án khắc phục tình trạng này.

Linh hoạt hình thức dạy học với các trường bị ảnh hưởng bão lũ

Linh hoạt hình thức dạy học với các trường bị ảnh hưởng bão lũ

08:42 , 21/09/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.

Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX năm 2024

Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX năm 2024

20:30 , 19/09/2024

Sáng ngày 19/9, tại trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024.

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại Lang Chánh

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại Lang Chánh

10:00 , 19/09/2024

Sáng ngày 18/9, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; giáo dục dân tộc; giáo dục thể chất, y tế học đường tại huyện Lang Chánh.

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

08:12 , 19/09/2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024 diễn ra từ ngày 16/9 đến ngày 19/9 với sự tham gia của 67 giảng viên đến từ các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Với sự tổ chức bài bản, nghiêm túc, hội giảng thực sự là “sân chơi” chuyên nghiệp để các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

08:00 , 19/09/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị các trường đại học miễn, giảm học phí với sinh viên chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Học sinh thành phố Thanh Hoá gửi yêu thương tới đồng bào vùng lũ

Học sinh thành phố Thanh Hoá gửi yêu thương tới đồng bào vùng lũ

10:38 , 18/09/2024

Sau bão số 3, giáo viên và học sinh nhiều trường học tại thành phố Thanh Hoá đã quyên góp tiền, sách vở... cùng các nhu yếu phẩm để ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Qua sự ủng hộ, dù ít hay nhiều, các em học sinh khắc sâu thêm bài học về tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc thiếu giáo viên, nhiều môn chưa được dạy học

Trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc thiếu giáo viên, nhiều môn chưa được dạy học

08:00 , 18/09/2024

Mặc dù khai giảng đã được hơn 2 tuần, nhưng một số môn học tại trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc vẫn chưa sắp xếp được thời khoá biểu do thiếu giáo viên trầm trọng. Ngay khi bước vào năm học mới, Ban Giám hiệu nhà trường đã báo cáo UBND huyện Ngọc Lặc về tình trạng này, nhưng đến thời điểm này, nhà trường vẫn chưa đủ giáo viên để đảm bảo các hoạt động chuyên môn tối thiểu.