Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới – Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển
Ngày 1/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 khai mạc tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. Đại hội sẽ tập trung thảo luận về 3 khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.

1.100 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam- Ảnh: VGP/TC
Đại hội là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và người lao động, có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức công đoàn, nhất là sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới". Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Với phương châm "Đổi mới-Dân chủ-Đoàn kết-Phát triển", Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
Trong sáng nay (1/12), Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cùng toàn thể đại biểu Đại hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài liệt sỹ Bắc Sơn, sau đó bước vào phiên làm việc thứ nhất.
Dự kiến, Đại hội sẽ cho ý kiến thảo luận về 3 khâu đột phá gồm: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cùng toàn thể đại biểu Đại hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 1/12 - Ảnh: VGP/TC
Trước thềm đại hội, 10 diễn đàn chuyên đề đã được tổ chức để đại biểu bàn về 10 nội dung lớn trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
Tại phiên thứ nhất, Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội; thông qua chương trình làm việc và quy chế của Đại hội; báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội; trình bày tổng quát Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII; báo cáo về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Phát biểu khai mạc ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII Nguyễn Đình Khang đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ với tất cả tâm huyết, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt nhất nội dung, chương trình, quy chế Đại hội, góp phần vào thành công của Đại hội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cho biết: Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn so với dự báo. Tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, trong đó có việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn.
Trong bối cảnh đó, với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy truyền thống, tinh thần năng động, sáng tạo, vì đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, tổ chức thực hiện và hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.
"Trong những ngày này, hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn và người lao động cả nước đang hướng về Đại hội, gửi trọn niềm tin và đặt kỳ vọng vào những quyết định sáng suốt của Đại hội. Tôi đề nghị mỗi đại biểu tập trung trí tuệ với tất cả tâm huyết, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt nhất nội dung, chương trình, quy chế Đại hội, góp phần vào thành công của Đại hội", đồng chí Nguyễn Đình Khang đề nghị.

Đại hội sẽ cho ý kiến thảo luận về 3 khâu đột phá - Ảnh: VGP/TC
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 1 - 3/12 năm 2023, có nhiệm vụ đánh giá khách quan, toàn diện việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, kiểm điểm vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn 5 năm tới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn; bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa mới thực sự tiêu biểu về phẩm chất, chính trị, đạo đức, năng lực công tác, có bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Chiều cùng ngày, Đại hội thảo luận tại 10 Trung tâm thảo luận.
Đại hội có 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. Đại biểu khu vực hành chính sự nghiệp chiếm 55,48%; đại biểu khu vực sản xuất, kinh doanh chiếm 44,52%; đại biểu là cán bộ công đoàn chuyên trách chiếm 54,38%; đại biểu là cán bộ công đoàn không chuyên trách và lao động sản xuất trực tiếp chiếm 45,62%; đại biểu là nữ chiếm 37,05%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 6,27%; đại biểu là đảng viên chiếm 78,43%; đại biểu dự đại hội cao tuổi nhất là 71; ít tuổi nhất là 26. Về trình độ chuyên môn: Đại biểu có trình độ sau đại học (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ) chiếm 35,39%; đại biểu có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 51,06%; đại biểu có trình độ trung cấp trở xuống chiếm 13,55%.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho ý kiến vào Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng ngày 8/5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong đó, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số
Sáng ngày 8/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”.

Quan Sơn công bố đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư
Sáng ngày 07/5, Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn.

Mường Lát tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận
Ngày 07/5, tại huyện Mường Lát, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ cơ sở và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, tổ trưởng Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại hội nghị trực tuyến vừa được tổ chức chiều ngày 07/5. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham gia hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tăng cường phối hợp giữa Mặt trận 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn
Chiều ngày 07/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện bản ghi nhớ giai đoạn 2023 - 2025 và ký kết bản ghi nhớ giai đoạn 2025 - 2027. Đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn và đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.

Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn
Sáng ngày 07/5, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp xã giao đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn và đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn. Dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Văn phòng Tỉnh ủy.

Phân định rõ thẩm quyền các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15, chiều ngày 07/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, các đại biểu tổ 18 gồm 3 tỉnh: Thanh Hóa, Lâm Đồng và Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, vào 11h ngày 7/5 theo theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana.

Xóa bỏ biên chế suốt đời, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm
Bỏ tư duy "biên chế suốt đời", đánh giá căn cứ vào kết quả, sản phẩm... là những điểm đột phá của dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi trình Quốc hội sáng 7/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.