Đại sứ Đặng Đình Quý: Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tháng 'rất nhiều việc phát sinh'
Chia sẻ với báo chí sau khi Việt Nam kết thúc thành công tháng đảm trách vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào chiều 31/1, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định, Việt Nam đã làm được những việc Việt Nam muốn làm.

Nhấn để phóng to ảnh
Đại sứ Đặng Đình Quý tại phòng Chủ tịch HĐBA. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Gắn kết Liên hợp quốc với ASEAN
Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá, Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch trong một tháng có rất nhiều việc phát sinh. Hội đồng Bảo an đã phản ứng rất nhanh và có những quyết định kịp thời.
"Việt Nam đã làm được những việc mà Việt Nam muốn làm, đó là tận dụng tháng Chủ tịch đầu tiên để đưa ra chủ đề 75 năm Hiến chương Liên hợp quốc, nâng cao nhận thức của toàn hệ thống Liên hợp quốc và các nước thành viên về tầm quan trọng của Hiến chương đối với việc giải quyết hòa bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam cũng tận dụng đươc vị trí Chủ tịch ASEAN ở Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng Một này ở đây để đề cao tầm quan trọng của việc hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, trong đó lấy ASEAN là một hình mẫu điển hình", Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định.
Việt Nam đã mở đầu tháng Chủ tịch bằng cuộc thảo luận mở có số nước tham gia đông nhất từ trước tới nay là 109 nước và 111 người tham gia phát biểu, diễn ra trong ba ngày và kết thúc bằng sự kiện hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc.
Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, điều đó giống như cái kết mở với thông điệp rằng: Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong Liên hợp quốc, giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực để nâng cao vai trò của Hiến chương, tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế.
Đạt được mẫu số chung
Chia sẻ về thách thức lớn nhất mà Việt Nam gặp phải trong Tháng Chủ tịch vừa qua, Đại sứ Đặng Đình Quý đã lấy dẫn chứng về vấn đề Cơ chế viện trợ xuyên biên giới của Syria.
Việc này đã được thảo luận suốt từ nhiệm kỳ Chủ tịch tháng của Mỹ là tháng 12/2019 nhưng không đạt được kết quả nhất trí nên lại được tiếp tục đưa ra trong tháng 1/2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch, cho đến ngày cuối cùng hết hạn cơ chế đó nếu không được gia hạn sẽ dẫn đến thảm họa nhân đạo cho hàng triệu người Syria.
“Đó là một vấn đề rất khó vì các nước có quan điểm khác nhau, cho nên Chủ tịch phải làm thế nào để họ xích lại gần nhau, làm thế nào để các nước ủy viên Hội đồng Bảo an tìm ra mẫu số chung và đến những phút cuối cùng trước khi hết hạn thì Hội đồng Bảo an đã đồng thuận để thông qua được nghị quyết này”, Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ.

Nhấn để phóng to ảnh
Một phiên bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Nguồn: UN)
Trao đổi về sự khác biệt giữa các nước ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, sự khác biệt lợi ích giữa các nước là bình thường.
Diện khác biệt và tính chất khác biệt giờ đã khác trước, nên với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, điều quan trọng là phải tìm ra điểm đồng thuận và tìm ra được những khác biệt, từ đó tìm ra được mẫu số chung.
“Mà muốn đạt được mẫu số chung đó, Chủ tịch phải làm thế nào để họ đến được với nhau, nhất trí được công thức để có thể vượt qua. Tháng vừa qua, với sự phối hợp rất chặt chẽ của các nước ủy viên, Hội đồng Bảo an đã làm được điều này đối với một số vấn đề rất cấp bách, rất kịp thời”, Đại sứ Đặng Đình Quý cho hay.
23 tháng ở phía trước
Về những ưu tiên của Việt Nam sau tháng Chủ tịch, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết, Việt Nam còn 23 tháng nữa của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an và sau nhiệm kỳ Việt Nam vẫn phải tiếp tục đóng góp cho Hội đồng Bảo an bởi sự nghiệp này còn rất lâu dài để đạt được mục tiêu là nâng tầm đối ngoại đa phương của đất nước.
“Việc chuẩn bị cho 23 tháng tới sẽ làm gì, làm thế nào để đóng góp thực chất hơn, sâu hơn, với vị thế cao hơn của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong công cuộc giữ gìn hòa bình an ninh là một việc khó, không hề dễ dàng”, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh.
Thêm một nhiệm vụ, theo Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá cũng là một thách thức lớn của Việt Nam đó là việc chuẩn bị cho tháng Chủ tịch tiếp theo mà Việt Nam đảm nhiệm vào tháng 4/2021 để làm sao sẽ còn thành công hơn tháng Chủ tịch đầu tiên này.
Theo Tấn Thông
TTXVN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ukraine nói về khả năng đàm phán trực tiếp với Nga
Ukraine đang rất kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn với Nga sẽ đạt được trong cuộc họp tại London, trong ngày hôm nay 23/04, khi gặp lại các đối tác Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Cả Nga và Ukraine đều đã để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp giữa lúc rộ tin về sự công nhận các vùng lãnh thổ mới cho Nga từ phía Mỹ.

Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận ngừng bắn tại Gaza: Hy vọng mới cho một thỏa thuận hòa bình
Một phái đoàn cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia các cuộc đàm phán với mục tiêu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Israel, giữa bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang nghiêm trọng trở lại trong những tuần gần đây. Chuyến đi được đánh giá là bước tiến ngoại giao quan trọng, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực đã kéo dài nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần mềm mỏng hơn về thuế quan đối với Trung Quốc
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 dường như đã dịu giọng về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi phát biểu tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế cao 145% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể, nhưng không về mức bằng 0”.

Ấn Độ: Xả súng nhằm vào khách du lịch khiến hơn 20 người thiệt mạng
Cảnh sát Ấn Độ ngày 22/4 cho biết, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng nhằm vào khách du lịch. tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam, thuộc Jammu và Kashmir, nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ấn Độ.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ
Iran ngày 22/4 tuyên bố, nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân trong tương lai gần, trong bối cảnh Tehran đang chuẩn bị cho vòng đàm phán gián tiếp thứ ba với Mỹ vào ngày 26/4 tại Oman. Tuyên bố của chính phủ Iran được đưa ra một ngày- trước khi các chuyên gia Mỹ và Iran dự kiến nhóm họp để thảo luận về các khía cạnh kỹ thuật của một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng.

Mỹ khởi động chiến dịch cải tổ, tinh gọn Bộ Ngoại giao
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 22/4 đã công bố kế hoạch tái cơ cấu toàn diện Bộ Ngoại giao để phục vụ cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao tiến vào thế kỷ 21, với cách tiếp cận mới - sẽ trao quyền cho Bộ Ngoại giao từ cơ sở, từ các văn phòng đến các đại sứ quán.

Giáo hoàng Francis qua đời
Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực
Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman
Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.