Đắk Lắk hướng tới sản xuất cà phê thông minh kết hợp phục hồi rừng
Sáng 29/10, Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos VN) tổ chức hội thảo tham vấn sản xuất cà phê thông minh, kết hợp phục hồi rừng ở vùng lưu vực sông Srêpôk.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá hiện trạng sản xuất cà phê, các mô hình cà phê thông minh đang được thực hiện, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cà phê thông minh tại Đắk Lắk. Theo các chuyên gia, Đắk Lắk có đầy đủ yếu tố thuận lợi để thực hiện mô hình nông lâm kết hợp, trong đó có mô hình cà phê thông minh kết hợp phục hồi rừng lưu vực sông Srepok.
Nếu vận dụng khéo léo và phù hợp mô hình nông lâm kết hợp, nông dân có thể giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nguy cơ phát thải khí nhà kính, làm tăng khả năng thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn mô hình nông lâm kết hợp ở Đắk Lắk vẫn đang áp dụng theo tư duy nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
Theo TS. Phạm Công Trí, Cố vấn kỹ thuật cấp cao của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững, cần nhìn nhận sản xuất cà phê thông minh kết hợp phục hồi rừng là mô hình nông lâm kết hợp nhưng là một hệ sinh thái mang đặc trưng của rừng và đầy đủ như một kiểu rừng thì sản phẩm nông nghiệp hay lâm nghiệp sản xuất ra mới cho hiệu quả kinh tế cao.
“Vì sao phải mang tính rừng, vì rừng mới chống biến đổi khí hậu, rừng mới có chỉ số cácbon, chỉ số xanh, rừng không yêu cầu nước tưới, không yêu cầu thuốc bảo vệ thực vật, không yêu cầu phân. Nếu chúng ta vẫn tiếp cận theo kiểu nông lâm kết hợp là một hệ thống nông nghiệp thì vẫn thất thế lâu dài. Hiện nay phải tiếp cận cảnh quan xem hệ thống nông lâm kết hợp là xương sống của nó với góc nhìn hệ thống nông nghiệp vùng nông nghiệp là một kiểu rừng”, TS. Phạm Công Trí nói.
TS. Phạm Công Trí cho rằng, nếu vùng sản xuất này có đủ hoặc tiếp cận tính chất rừng thì mọi chứng nhận đều trở nên đơn giản. Tiền thay vì đi chứng nhận thì sẽ đi vào nông sản và mọi thứ thuận tự nhiên mang tính thiên nhiên thì giá bao giờ cũng tốt.
Các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, sản xuất cà phê thông minh, kết hợp phục hồi rừng ở vùng lưu vực sông Srepok, tỉnh Đắk Lắk sẽ là một trong những giải pháp góp phần khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên rừng hiện nay, tạo cảnh quan bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Đắk Lắk hiện có khoảng 203.000 hecta trồng cà phê, trong đó diện tích trồng xen hơn 39.000 hecta (chiếm hơn 19%). Trong đề án phát triển cà phê bền vững, Đắk Lắk đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 90.000 hecta cảnh quan bền vững để xác nhận thương mại hoá diện rộng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Các nhà vườn cung ứng hoa lan cho thị trường Tết
Hoa lan là một trong những loại hoa được khách hàng ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa các giống hoa lan về trồng cung ứng cho thị trường Tết.
Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đến đầu tháng 1 năm 2025, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh với dư nợ đạt hơn 100.000 tỷ đồng.
Phát triển rừng gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa: Gần 56.200 tỷ đồng dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Hơn 90% kim ngạch xuất khẩu được mang lại từ doanh nghiệp FDI
Tính đến hết năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 304 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa; trong đó có nhiều doanh nghiệp quay trở lại sau một thời gian bị gián đoạn bởi thị trường tiêu thụ và giá cước vận tải gia tăng cao.
Chế biến sâu để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Thống kê mới nhất từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến đầu năm 2025 toàn tỉnh đã phát triển được 606 sản phẩm OCop từ 3 sao đến 5 sao. Không chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công truyền thống, các sản phẩm OCop đã được chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cao và mẫu mã, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Tập trung chăm sóc mạ và lúa mới cấy
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tháng 1/2025 thời tiết sẽ còn nhiều ngày giá đậm, rét hại. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả các biện pháp chống rét cho cây trồng, nhất là mạ và lúa mới cấy.
Đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn thông suốt dịp Tết
Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp có xu hướng tăng cao. Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt trong dịp cao điểm tết.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh thị trường xuất khẩu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ ở tỉnh Thanh Hóa đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nhằm gia tăng hoạt động xuất khẩu trong năm 2025.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang dần phục hồi
Năm 2024, các doanh nghiệp đã tích cực tái cấu trúc và thích nghi với môi trường kinh doanh. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã dần phục hồi và quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.