Đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế
Cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học và công nghệ, những năm gần đây, việc sử dụng các thiết bị bức xạ ngày càng tăng trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh nhiều lợi ích thì việc ứng dụng bức xạ tiềm ẩn rủi ro dẫn đến sự cố bức xạ gây nguy hiểm tới cộng đồng. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.
Chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 2019, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực Nghi Sơn thuộc Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực được đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt tại Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đã đầu tư hệ thống chụp cắt lớp vi tính; máy chụp cắt lớp 12 dãy, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla; máy siêu âm mầu 4D, hệ thống máy x-quang cao tần kỹ thuật số… Để đảm bảo an toàn bức xạ cho người dân và cán bộ, nhân viên y tế, Bệnh viện đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, đảm bảo không rò rỉ tia bức xạ ra ngoài. Tất cả các thiết bị bức xạ của Bệnh viện đều được đặt tại các phòng bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế về an toàn bức xạ. Cán bộ, nhân viên y tế làm việc trong khu vực bức xạ đều có chứng chỉ về an toàn bức xạ được trang bị áo chì và liều kế trong quá trình vận hành thiết bị bức xạ và được tham gia các lớp tập huấn về an toàn bức xạ. Đồng thời gắn nội quy, biển hướng dẫn tại các phòng có thiết bị bức xạ.
Bác sỹ CK1 Nguyễn Văn Thụ, phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa Khoa quốc tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viện chúng tôi đã trang bị về phòng ban đảm bảo an toàn bức xạ, trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến nhất. Hàng năm, chúng tôi cũng cử cán bộ đi tập huấn an toàn bức xạ, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra định kỳ các thiết bị về an toàn bức xạ".
Trung bình mỗi ngày, Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa Khoa Hải Tiến huyện Hoằng Hóa tiếp nhận 150 lượt bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phải chụp X-quang, chụp CT. Tại Bệnh viện Đa Khoa Hải Tiến đã đầu tư 1 máy chụp X–quang kĩ thuật số, 1 máy X–quang di động và 1 máy chụp cắt lớp vi tính CT giúp các y bác sĩ chẩn đoán bệnh kịp thời và chính xác. Tất cả các thiết bị này đều đảm bảo theo yêu cầu đặt ra trong an toàn bức xạ. Bệnh viện, đã xây dựng quy trình làm việc khi sử dụng các thiết bị chụp X-quang; đồng thời trang bị thiết bị đo suất liều bức xạ. Định kỳ hằng năm, Bệnh viện thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị này. Các phòng chụp được che chắn bằng tường chì, xung quanh có biển báo; đồng thời trang bị những thiết bị bảo hộ cần thiết cho bệnh nhân và kỹ thuật viên khi làm nhiệm vụ.
Bác sỹ Vũ Ngọc Sáu, Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh Viện Đa Khoa Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đảm bảo an toàn bức xạ, Khoa Chẩn đoán hình ảnh định kỳ cử nhân viên đi tham gia tập huấn, lấy chứng chỉ. Trong quá trình chụp, Khoa sẽ giữ khoảng cách an toàn cho bệnh nhân, sử dụng đúng các liều tia, bệnh nhân đều có áo chì trong quá trình chụp".
Bác Sỹ CK1 Ngô Văn Phan, Phó Giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bệnh viện đã được Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra và hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn bức xạ. Trong quá trình áp dụng các biện pháp, Bệnh Viện Đa Khoa Hải Tiến không xảy ra bất kỳ tai biến nào về chụp X-quang cũng như các dịch vụ khác".
Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 130 cơ sở bức xạ trong y tế với khoảng 279 thiết bị X-quang chẩn đoán y tế. Nhằm bảo đảm an toàn khi ứng dụng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với các cơ sở y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm đánh giá không phá hủy thuộc Viện năng lượng nguyên tử tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu và cập nhật thông tin về an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ. Cùng với đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các đợt thanh kiểm tra về an toàn bức xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy phần lớn các cơ sở y tế tiến hành công việc bức xạ, lưu giữ nguồn phóng xạ, chấp hành tốt các quy định pháp luật. Trong 9 tháng năm 2024, Trung tâm Thông tin, ứng dụng, chuyển giao Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa Học và Công nghệ Thanh Hóa đã tiến hành kiểm xạ cho 111 phòng X-quang, kiểm định 80 thiết bị, thu đổi đọc 137 liều xạ kế, tư vấn, cấp phép mới cho 25 thiết bị X-quang.
Ông Lê Thiên Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ứng dụng, Chuyển giao Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa Học và Công nghệ Thanh Hóa cho biết: "Qua công tác kiểm tra thẩm định, cấp phép, đa số các đơn vị, y tế trên địa bàn tỉnh đều đáp ứng yêu cầu theo Nghị định 142. Thông qua nhiệm vụ quan trắc, an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ lồng ghép tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân cho các đơn vị, y tế, về chấp hành mức độ an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh".
Mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh bức xạ và nguồn phóng xạ nhưng không thể chủ quan trước nguy cơ mất an toàn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì khi một người bình thường tiếp thu quá liều lượng bức xạ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn bức xạ ở các phòng khám X-quang là việc cần được thực hiện nghiêm, theo đúng quy định. Đồng thời, bản thân bệnh nhân cũng cần có ý thức tự bảo vệ mình, tìm hiểu và chọn lựa những cơ sở y tế đảm bảo để khám bệnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.