Đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi số hiện nay vừa mở ra nhiều cơ hội xen lẫn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong vấn đề an toàn, an ninh trên không gian mạng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang đứng trước một bài toán khó, làm thế nào để chuyển đổi số, áp dụng công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh đồng thời vẫn đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu.
Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán thuế, Công ty TNHH An Hiểu Minh đã rất chủ động chuyển đổi số, sử dụng các giải pháp số như phần mềm kế toán, hợp đồng điện tử… để nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp phát sinh khoảng 100 hợp đồng mới với các đối tác. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng vô cùng lớn về thông tin, dữ liệu quan trọng của khách hàng. Vì vậy, việc doanh nghiệp cần đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu khi tiến hành ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình là yêu cầu bắt buộc.

Ông Đào Trọng Tấn, Giám đốc Công ty TNHH An Hiểu Minh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi có yêu cầu rất cao liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cũng như là dữ liệu của khách hàng. Chính vì vậy khi tìm hiểu các đối tác cung cấp dịch vụ này, chúng tôi yêu cầu phải có pháp lý rõ ràng, có đủ hồ sơ năng lực, có nền tảng trong vấn đề triển khai liên quan đến các giải pháp công nghệ".
Với sự trợ giúp của công nghệ, các doanh nghiệp có thể lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu người dùng, khách hàng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi đôi với sự tiện lợi sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thông tin trên không gian mạng.
Để chuyển đổi số thuận lợi, ngoài việc trang bị hạ tầng công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm những giải pháp an toàn từ những đơn vị cung cấp. Đơn vị cung cấp giải pháp không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai ứng dụng mà còn chịu trách nhiệm đảm bảo về tính bảo mật, hỗ trợ, xử lý kịp thời cho doanh nghiệp nếu xảy ra sự cố về an toàn thông tin. Nói về vấn đề này, ông Trịnh Văn Biển, Giám đốc Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA cho biết: "Chúng tôi phối hợp với các đơn vị đạt các chứng chỉ quốc tế ở tại việt nam để lưu trữ dữ liệu cho khách hàng một cách tin cậy nhất. Về mặt an ninh dữ liệu thì chúng tôi áp dụng những thuật toán và những chương trình mã hóa để tiến hành mã hóa ở trên đường truyền giúp cho khách hàng có thể yên tâm là trong trường hợp xấu nhất, khi mà hacker tin tặc lấy được dữ liệu của doanh nghiệp thì họ cũng hoàn toàn không thể khai thác sử dụng được thế. Bên cạnh mặt kỹ thuật, chúng tôi cũng có những cam kết về mặt pháp lý đối với khách hàng".

Ông Đỗ Thế Công, Giám đốc Trung tâm chữ ký số và Hợp đồng điện tử, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng cho biết: " Vai trò là nhà cung cấp giải pháp nền tảng, không chỉ cung cấp công cụ cho các bên ký kết với nhau mà nhà cung cấp chúng tôi khi mà kết nối với trục chính thức của Bộ Công thương thì toàn bộ quá trình giao kết của các bên tham gia vào hợp đồng là trách nhiệm của nhà cung cấp phải lưu trữ, cũng như khi sử dụng các giải pháp trên nền tảng cloud của VNPT chính là đơn vị phải chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản quản lý toàn bộ hợp đồng trong suốt những quá trình mà khách hàng sử dụng, đó cũng chính là vai trò mà chúng tôi muốn nhắc đến khi cung cấp một nền tảng".
Quá trình chuyển đổi số sẽ khiến doanh nghiệp đưa một lượng lớn thông tin dữ liệu của mình cũng như khách hàng lên không gian mạng. Do vậy, việc lựa chọn các giải pháp an toàn, có độ bảo mật cao cùng sự chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu, sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các nguy cơ lộ, lọt hay mất an toàn thông tin trong quá trình kinh doanh.

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cho hệ thống camera giám sát
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo rủi ro về bảo mật dữ liệu, hình ảnh. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 21/2024 với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera. Mục tiêu là đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm camera cung cấp tới người dùng Việt Nam.

Sức lan tỏa từ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thanh Hoá
Nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành tư duy nghiên cứu khoa học; phát hiện, tôn vinh những tài năng sáng tạo trẻ, có nhiều triển vọng để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những năm qua, Thanh Hóa đã tổ chức Cuộc thi Sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh. Qua đó, đã thu hút đông đảo các em học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia với nhiều sản phẩm trí tuệ và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024
Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024. Giải thưởng Sáng tạo Châu Á do Quỹ Toàn cầu Hitachi khởi xướng từ năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hướng tới một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 245 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội
Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở mức “rất cao”. Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những ngành đi đầu trong công tác chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội.

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm chuyển đổi số, an ninh mạng
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng sẽ được hưởng mức hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu đồng.

Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp
Để tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Người Việt trẻ phải hiểu và biết ứng dụng AI
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những năng lực số được nhắc đến trong quy định về Khung năng lực số cho người học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025.

Thanh Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế số
Kinh tế số có thể được hiểu đơn giản là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Như vậy, chỉ cần có thiết bị công nghệ thông minh - có kết nối mạng, thì bất kỳ ai, ở nơi nào, cũng có thể tham gia vào nền kinh tế số. Thúc đẩy phát triển kinh tế số là trao thêm nhiều cơ hội để người bán hàng gia tăng sản xuất, mở rộng kinh doanh và nâng cao lợi nhuận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.