Đảm bảo hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng thông suốt, hiệu quả, an toàn
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngay sau khi thành lập, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 7 đã khẩn trương triển khai các giải pháp, đảm bảo bộ máy vận hành ổn định, thông suốt, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 7 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình; trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa.
Với chức năng thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, ngay sau khi thành lập, chi nhánh đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện làm việc, đảm bảo đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực.

Ông Trần Thế Hùng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 7
Ông Trần Thế Hùng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 7 cho biết: "Chúng tôi quán triệt đến toàn thể cán bộ đồng thuận thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn, hiện lực hiệu quả; đánh giá, rà soát tổng thể cán bộ công chức lao động hiện có của 4 đơn vị trên địa bàn để thực hiện sắp xếp, bố trí làm việc tại các vị trí một cách hiệu quả, phù hợp, đảm bảo cán bộ, công chức phát huy được sở trường, năng lực để thực hiện nhiệm vụ giao. Cùng với đó chúng tôi thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, công chức phù hợp để tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất."

Ông Đinh Gia Nghĩa, Phòng Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 7
Ông Đinh Gia Nghĩa, Phòng Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 7 chia sẻ, được sự quan tâm, đồng hành của Ban giám đốc, anh chị em các tỉnh về trụ sở chính làm việc đã nhanh chóng bắt nhịp cả trong công việc và cuộc sống, yên tâm làm việc hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức tốt nhất.
Với địa bàn quản lý 4 tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 xác định tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành; triển khai kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Do đó, đơn vị đã tập trung rà soát, kết nối, chuyển đổi hệ thống dữ liệu đảm bảo hoạt động thông suốt, ổn định. Đồng thời, công tác tiếp nhận, hướng dẫn và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp được thực hiện liên tục, kịp thời và hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phó phòng Kế toán - Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phó phòng Kế toán - Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 cho biết, sau khi thực hiện chuyển đổi, hợp nhất số liệu về hoạt động ngân hàng, các giao dịch trong thanh toán, nộp rút tiền mặt, điều chuyển vốn cho các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước khu vực 7 và các điểm giao dịch không bị ách tắc, gián đoạn mà luôn hoạt động thông suốt, hiệu quả, an toàn vốn; thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác cho tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo đúng quy định.
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 7 tập trung tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn quản lý khoảng 15 đến 16%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ.

Việc tổ chức sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 7 thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Sự thay đổi này không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thể hiện quyết tâm trong việc đổi mới, hiện đại hóa ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.