Đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Bước sang năm 2023, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng được dự báo tiếp tục đối diện nhiều khó khăn về nguồn cung và biến động giá cả. Trong bối cảnh đó, các đơn vị doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung, duy trì hoạt động, ổn định thị trường xăng dầu tại địa phương.
Là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2023, Công ty Cổ phần Anh Phát Petro đã xây dựng kế hoạch, đảm bảo cung ứng khoảng 1 triệu m3 xăng dầu ra thị trường, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Đơn vị cũng đã có những cam kết hỗ trợ và đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho các đơn vị kinh doanh, bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Ông Bùi Văn Đỉnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Anh Phát Petro, tỉnh Thanh Hóa cho biết, bên cạnh nguồn cung cấp của Nhà máy lọc dầu trong nước, Công ty đã ký với đối tác nước ngoài hợp đồng cung cấp đầu vào hết 6 tháng đầu năm, cam kết không để đứt gãy nguồn cung, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 343 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu, với hệ thống 577 cửa hàng, 16 tàu dầu hoạt động bán lẻ dầu trên sông, biển và 6 kho chứa xăng dầu. Trước dự báo thị trường xăng dầu thế giới và trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp, bước sang năm 2023, các doanh nghiệp, thương nhân cung cấp xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chủ động ký kết nguồn cung, đăng ký sản lượng bán ra hơn 1,5 triệu m3 xăng dầu các loại. Ngoài ra, các đơn vị cũng ký cam kết không găm hàng trục lợi, duy trì cung ứng xăng dầu liên tục, không tự ý ngừng bán hàng khi chưa có văn bản chấp thuận của Sở Công thương. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng phòng Xăng dầu, Công ty cổ phần Tập đoàn Miền Núi, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Năm 2023, Công ty đảm bảo nguồn cung cho hệ thống khoảng 250m3 đến 350m3 trên một tháng. Hiện nay, chúng tôi ký kết hợp đồng với Nhà máy Nghi Sơn và nhập khẩu trực tiếp về để đảm bảo nguồn hàng".

Nhờ sự chủ động đảm bảo nguồn cung của các doanh nghiệp, ghi nhận đến thời điểm này, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cơ bản ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ngành Công thương cũng đang phối hợp với các ngành, các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, làm đứt gãy nguồn cung trên thị trường. Đồng thời tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết nhằm điều hành thị trường xăng dầu phù hợp, bình ổn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.