Đảm bảo nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế năm 2022
(TTV) - Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Đồng thời tăng cường các chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhằm hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, từ đầu tháng 3/2022, hệ thống các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay khách hàng lớn với lãi suất cho vay chỉ 4%/năm. Đối tượng của chương trình là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, Agribank vẫn tiếp tục triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế như gói tín dụng 100.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất hỗ trợ giảm tới 2%/năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
![]() |
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh thích ứng an toàn linh hoạt phòng chống dịch Covid–19, ngay từ đầu năm 2022, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ như gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5 – 2% đối với từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, trước sự bức thiết về nguồn vốn để khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngân hàng cũng triển khai thêm nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4- 4,5/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và từ 6 – 8%/năm đối với các hoạt động kinh tế khác. Đến hết tháng 2/2022, tổng dư nợ các chương trình tin dụng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 157.000 tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm. Đến nay, toàn tỉnh có 6.149 lượt doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với dư nợ 43.720 tỷ đồng. Ngành ngân hàng Thanh Hóa cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 3.276 khách hàng với tổng giá trị nợ là 5.092 tỷ đồng. Cho vay mới áp dụng lãi suất ưu đãi cho 9.059 khách hàng, với doanh số cho vay mới 65.863 tỷ đồng.
![]() |
Bám sát mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh Covid–19, vừa phát triển kinh tế xã hội, hiện nay, ngành ngân hàng Thanh Hóa đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để sớm giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng nằm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua. Đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình chính sách ưu đãi về vốn vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh. Năm 2022, ngành ngân hàng Thanh Hóa phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 16%, cao hơn mục tiêu chung của cả nước.
Theo Thanh Thảo/Bản tin TS tối 6.3
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển động dưới nhiều áp lực mới, từ căng thẳng thương mại, đến xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và biến động dòng vốn đầu tư, theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trước thời điểm quan trọng để nhìn lại nền tảng phát triển của mình theo hướng bền vững hơn. Trong đó có những cơ hội trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Đăng ký các công trình khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Bộ Xây dựng vừa đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.