Đảm bảo phòng cháy tại các điểm du lịch tâm linh
Thời điểm này, hầu hết các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thu hút khá nhiều người đến chiêm bái, tham quan, vãn cảnh. Để đảm bảo an toàn trong thời gian cao điểm này, Ban quản lý di tích cùng chính quyền các địa phương đều nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Chỉ tính từ ngày mùng 1 đến mùng 3 Tết, Khu di tích lịch sử văn hoá Cửa Đặt và Đền Cô Ba – Thác Mạ, huyện Thường Xuân đã đón khoảng 4.000 lượt du khách. Phần lớn du khách đến đây đều dâng hương, dâng sớ, hoá vàng mã… Trong khi đó, khu vực đền có nhiều nguồn cháy và vật liệu dễ cháy. Ban Quản lý di tích luôn sẵn sàng các phương án ứng phó với nguy cơ cháy nổ trong những ngày cao điểm.


Ông Đỗ Doãn Bảy, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Lịch sử Văn hoá Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Đỗ Doãn Bảy, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Lịch sử Văn hoá Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trong mùa lễ hội, chúng tôi thực hiện việc phân công cho các thành viên phục vụ các cung, nội cung để nhắc nhở du khách trong việc không đốt hương đốt nến trong nội cung và đặc biệt sắp xếp vàng hương dễ cháy để tách ra khỏi nguy cơ cháy. Thường xuyên nhắc nhở du khách thực hiện phòng cháy chữa cháy trong mùa lễ hội".

Thanh Hóa hiện có hơn 1.500 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là khoảng thời gian cao điểm tại các điểm du lịch tâm linh . Mỗi di tích có thể đón tới hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Do đó, nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao. Ban Quản lý các di tích đã phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền nhắc nhở người dân chấp hành nội quy, hoá vàng hương đúng nơi quy định; bố trí bình chữa cháy tại mỗi cung, ban thờ; thường xuyên tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố chập cháy bất ngờ…


Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Chung, Thủ nhang Đền Cô Bơ và Đền Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Chung, Thủ nhang Đền Cô Bơ và Đền Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Về công tác Phòng cháy chữa cháy, trước tết nhân viên làm trong di tích, các hộ bán hàng quanh di tích cũng tập huấn phòng khi xảy ra hoả hoạn để người ta biết ứng phó. Bên trong nội tự, Ban Quản lý hướng dẫn không cho du khách thắp hương vào các mâm lễ. Các nguồn điện phải được kiểm tra để không bị chập cháy".

Ông Lê Bật Sơn, Thủ nhang Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Đền Nưa – Am Tiên, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Công an thị trấn cấp máy bơm để ngăn ngừa khi có cháy. Chúng tôi phối hợp với công an huyện Triệu Sơn trang bị mấy chục bình phòng cháy trong khu di tích và nhắc nhở liên tục trong loa truyền thanh, anh chị em đứng ở các cung các đền để phòng chống cháy nổ".

Do lượng du khách đông, lực lượng chức năng khó có thể quan sát hết toàn diện cùng lúc nhiều khu vực. Do đó, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ, hoá vàng mã đúng nơi quy định, không dâng hương trong các điện thờ… để góp phần bảo vệ an toàn cho các di tích, cũng như tài sản, tính mạng của chính mình và cộng đồng.

Thiệt hại do bão số 3 gây ra tại xã vùng cao Bát Mọt
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Wipha, từ trưa ngày 22/7, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng hoa màu và sạt lở tại nhiều thôn trên địa bàn xã Bát Mọt. Thế nhưng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị theo phương châm “4 tại chỗ”, Bát Mọt đã hạn chế tối đa thiệt hại.

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Thanh Hóa từ 24 - 26/7
Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, trong 24 giờ qua, khu vực tỉnh Thanh Hoá tổng lượng mưa tại các trạm khí tượng thuỷ văn phổ biến từ 100 - 300mm, có nơi cao hơn. Cảnh báo, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục có mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Phường Đông Sơn khắc phục hậu quả sau khi bão đi qua
Ngay sau khi bão số 3 (Wipha) đi qua, phường Đông Sơn đã tập trung chỉ đạo các lực lượng khẩn trương khắc phục ảnh hưởng do mưa bão gây ra.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Thanh Hoá
Trong 24 giờ qua (từ 8 giờ ngày 22/07 đến 8 giờ ngày 23/07), khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Độ ẩm đất một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xã Phú Xuân khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão số 3
Trong những ngày qua, các lực lượng chức năng xã Phú Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã ứng trực 100% quân số sẵn sàng ứng phó với bão số 3. Hiện nay, các lực lượng được huy động khắc phục hậu quả của bão và mưa lớn.

Tăng cường phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Hiện nay, tại Thanh Hóa, tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, từ ngày 30/6 đến hết ngày 20/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 89 hộ, thuộc 50 thôn của 14 xã, phường trên địa bàn tỉnh; 514 con lợn với tổng trọng lượng gần 28 tấn đã được tiêu hủy để ngăn ngừa nguy cơ lây lan.

Khắc phục sạt lở, thông tuyến quốc lộ 15C
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa nhiều tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở, đặc biệt, tại Km 77+500 quốc lộ 15C thuộc địa bàn xã Nhi Sơn khối lượng đất đá sạt lở lớn, tràn ra mặt đường, gây tắc đường cục bộ.

Bảo đảm cung ứng nguồn nước an toàn sau cơn bão số 3
Để đảm bảo cung cấp nước cho người dân sau bão số 3, Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hoá đã nhanh chóng sửa chữa máy móc, thiết bị bị ngập lụt, giám sát chất lượng nước. Mục tiêu là sớm cấp đủ nước an toàn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Hơn 19.000 ha cây trồng bị ngập do bão số 3
Theo báo cáo nhanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tính đến 22 giờ ngày 22/7, bão số 3 và mưa lớn đã gây ra thiệt hại về sản xuất, giao thông và tài sản của người dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.