Đảm bảo thị trường hàng hoá tết cho nhân dân yên tâm mua sắm
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã cận kề. Thời điểm này, không khí mua sắm Tết đã sôi động. Để đảm bảo cho nhân dân mua sắm Tết, các đơn vị sản xuất kinh doanh đã tập trung sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng đa dạng. Cùng với đó, các lực lượng chức năng đã và đang tăng cường các giải pháp kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại chợ phố Đoàn, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước những ngày giáp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người dân ở các xã vùng cao lại tấp nập mang hàng hoá, sản vật núi rừng về chợ phiên này để bán. Hàng hoá tại chợ rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, thu hút khá đông người dân trong và ngoài tỉnh kể cả khách nước ngoài đến trải nghiệm, mua sắm…
Để đảm bảo cho người dân mua sắm an toàn, Ban quản lý chơ phối hợp cùng lực lượng Quản lý thị trường tăng cường tuyên truyền, ký cam kết với khoảng 56 hộ kinh doanh cố định và 30 hộ kinh doanh vãng lai chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn gốc tem nhãn, giá cả hàng hoá…
Ông Hà Văn Tung, Phó chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước cho biết: "Hàng năm, ban quản lý chợ cho các hộ ký cam kết an toàn thực phẩm, có các lớp tập huấn cử các hộ đi học, hàng tuần, hàng tháng có kiểm tra cụ thể…Ngoài ra chúng tôi có ký cam kết với quản lý thị trường, quản lý mặt hàng chặt chẽ các mặt hàng tại chợ".
Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận, trên kệ hàng của nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Thanh Hóa đầy ắp các sản phẩm mang bao bì, mẫu mã Tết. Đại diện nhiều đơn vị cho biết, sức mua những ngày cận Tết này đã tăng 30 – 40% so với các ngày thường.
Thậm chí có nhiều mặt hàng như: bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép… sức mua tăng gấp đôi ngày thường. Sức mua tăng cao, nhưng nhìn chung giá cả hàng hóa vẫn khá ổn định. Việc chuẩn bị tốt nguồn hàng, thiết kế nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá và đa dạng các kênh bán hàng online đã giúp các đơn vị kinh doanh chủ động phục vụ trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân.
Chị Trần Thị Minh Thuỷ, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Rạng Đông cho biết: "Để đảm bảo bình ổn giá, chúng tôi đã chuẩn bị nguồn hàng từ trước, cam kết về giá, bán hàng bình ổn đến phút bù giờ cuối cùng".
Theo Sở Công thương Thanh Hóa, năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã dự trữ tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán khoảng 19.911 tỷ đồng, tăng 25% so với dịp Tết Quỹ Mão 2023. Với nguồn dự trữ này, dự báo sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc thiếu hàng, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ ổn định.
Sở Công thương Thanh Hóa cũng đang theo dõi sát diễn biến của thị trường, đảm bảo lưu thông, ổn định hàng hoá. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái... để người dân có thể yên tâm mua sắm vào dịp Tết.
Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đội Quản lý thị trường số 12 đã chỉ đạo các ngành thành viên, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, đồng thời, tập trung kiểm tra thương mại điện tử theo chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá".
Càng gần đến Tết, sức mua hàng hoá trên thị trường dự kiến sẽ còn tăng cao hơn gây áp lực biến động giá cả hàng hóa trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị chức năng đang tiếp tục theo dõi, nắm chắc diễn biến cung cầu hàng hóa, đặc biệt là giá cả các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, thực phẩm, đồ điện tử…
Sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng, các ngành chức năng trong công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không chỉ góp phần ổn định thị trường mà còn giúp người tiêu dùng mua sắm được các mặt hàng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm
Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp nhất trong năm. Do vậy, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực, ở mức từ 520 - 525 USD/tấn.
Dành 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới sau bão số 3
Thông tin tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 35 tổ chức tín dụng công bố các gói tín dụng cho vay mới đối với doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn. Tổng giá trị các gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng.
Thúc đẩy tiêu thụ qua chương trình Online Friday 2024
Từ 0 giờ ngày 29/11, chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức diễn ra với hàng nghìn sản phẩm giảm giá. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp Việt Nam mà còn là dịp giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững trên thị trường thương mại điện tử.
Phát triển con nuôi đặc sản theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển nuôi các loại con đặc sản. Nhờ phát triển đối tượng nuôi đúng hướng, theo quy hoạch và nhu cầu thị trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Bình ổn giá cả thị trường hàng hoá cuối năm
Những tháng cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cũng là thời điểm dễ phát sinh nguy cơ sốt hàng, tăng giá trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm bình ổn nguồn cung và giá cả hàng hoá trên thị trường.
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%
So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD
Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay
Giá lợn hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt lợn trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.