Đảm bảo tổ chức dạy đủ các môn học trong điều kiện thiếu giáo viên
Học kỳ I của năm học 2024 - 2025 đã trải qua gần 2 tháng, thế nhưng, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá mới chỉ chuẩn bị dạy hoặc vừa tổ chức dạy một số môn học. Nguyên nhân là do thiếu giáo viên, nhất là các giáo viên dạy môn đặc thù. Hiện nay, các địa phương đang nỗ lực điều động, phân phối nhân lực để có thể đảm bảo tổ chức dạy đủ các môn theo đúng chương trình giáo dục.
Do thiếu giáo viên dạy phân môn Hoá, thuộc môn Khoa học tự nhiên, nên đến tuần học thứ 8, trường THCS Tân Phúc, huyện Lang Chánh mới được điều động giáo viên dạy tăng cường. Thế nhưng, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, bởi giáo viên tăng cường này lại chưa từng dạy môn Hoá học.
Cô giáo Phạm Thị Thảo, giáo viên dạy phân môn Hoá học trường THCS Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mình được đào tạo ra trường đến nay là 27 năm rồi, lúc đó mình được đào tạo 3 môn toán, lý, hoá. Mà ra trường thì mình chỉ dạy chuyên môn toán và môn lý. Sau khi mình đi học đại học thì mình dạy môn tin và môn toán. Ngày xưa mình học phiên âm bằng tiếng Việt, bây giờ tên công thức hoá học phải đọc bằng tiếng Anh. Bắt buộc mình phải nghiên cứu, học, để tối thiểu cho các em nắm được kiến thức cơ bản".
Thầy giáo Phạm Chí Thọ, Hiệu trưởng trường THCS Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "UBND huyện có chủ trương cho các trường tổ chức hợp đồng thuê giáo viên, đến thời điểm này nhà trường mới bố trí được có giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên bắt đầu từ tuần 8. Nhà trường sẽ bố trí các buổi chiều cho dạy tăng tiết, giáo viên sẽ dạy bù cho tất cả các lớp với phân môn hoá học để đuổi kịp chương trình".
Tình trạng một số môn học chưa kịp thời được tổ chức dạy ngay khi bắt đầu bước vào năm học mới đã diễn ra tại một số trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Với những môn có sẵn giáo viên, các địa phương đã vận động, chi trả tiền dạy tăng tiết để đảm bảo dạy đủ tiết, đủ chương trình cho học sinh. Tuy nhiên, với những môn không có giáo viên, trong đó chủ yếu rơi vào những môn đặc thù như âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh… các nhà trường chỉ có thể đợi khi được phân bổ giáo viên mới có thể tổ chức dạy.
Thầy giáo Vi Văn Hiện, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các môn đặc thù như âm nhạc và mỹ thuật thì không thể bố trí dạy thay được, chỉ có 1 -2 tuần đầu của tháng 9. Sau khi huyện đã tập trung toàn bộ việc điều động, luân chuyển, tăng cường, biệt phái, chúng tôi đã bố trí sắp xếp bù đủ chương trình theo quy định. Chúng tôi động viên giáo viên vì học sinh để sắp xếp dạy đúng dạy đủ theo quy định".
Hiện nay, các địa phương vẫn đang nỗ lực cân đối, luân chuyển, phân công giáo viên dạy liên trường để đảm bảo học sinh được học đầy đủ các môn học theo đúng chương trình. Đồng thời, triển khai kế hoạch tuyển bổ sung giáo viên hợp đồng. Khi vấn đề giáo viên được đảm bảo, những môn tổ chức dạy chậm, dạy sau sẽ được sắp xếp thời khoá biểu bổ sung cho kịp kế hoạch giảng dạy.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.