Đảng bộ huyện Thường Xuân quan tâm hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực từ xã hội, cùng với Nhà nước để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện, ngay sau khi có Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban thường vụ huyện uỷ Thường Xuân đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch, tập trung triển khai hiệu quả cuộc vận động. Để khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, huyện Thường Xuân đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt để mọi người dân có thể tham gia đóng góp, ủng hộ với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, đầu tháng 10 vừa qua, Thường Xuân là một trong những địa phương có số lượng nhà được khởi công xây dựng nhiều nhất trong tỉnh
Ông Lương Văn Xum ở khu phố Tiến Sơn 1, thị trấn Thường Xuân là thương binh hạng 4/4, tuổi cao, sức khoẻ suy giảm, gia đình thuộc hộ cận nghèo của địa phương. Ngôi nhà sàn làm bằng gỗ được xây dựng từ năm 1980, trải qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Mặt sàn, mái, vách đều bị gãy vỡ, dột nát, cột nhà cũng bị mối mọt. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình ông không đủ khả năng để sửa sang, xây dựng lại. Được hỗ trợ 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí vận động của huyện, cùng sự hỗ trợ của các con, anh em họ hàng, ông Xum quyết tâm xây dựng ngôi nhà sàn mới vững chãi, khang trang, yên tâm ổn định cuộc sống. Ông Lương Văn Xum xúc động cho biết: "Nhà tôi làm từ năm 1980, giờ đã mục nát. Được Nhà nước hỗ trợ 80 triệu, tôi đã làm được nhà mới, cột nhà tôi làm bằng xi măng hết".
Tuổi cao, sức yếu, không còn khả năng lao động, không có thu nhập ổn định hàng tháng, nên với ông Lê Xuân Lợi và bà Trần Thị Thái ở thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng việc cải tạo nơi ăn chỗ ở là một việc làm quá sức. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự chung tay góp sức của cộng đồng, chắc chắn ông bà sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc xây dựng cho mình một ngôi nhà mới khang trang. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, mơ ước đó của ông bà đang dần trở thành hiện thực.
Một ngôi nhà mới kiên cố được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện, cùng với sự đóng góp, giúp đỡ của các con, anh em họ hàng đang được khẩn trương hoàn thiện, để ông bà được trọn vẹn niềm vui đón Tết trong ngôi nhà mới Bà Trần Thị Thái, thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân cho biết: "Không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì gia đình tôi rất khó khăn, đi vay mượn thì cũng không lấy gì trả được. Nay được Nhà nước hỗ trợ, gia đình rất cảm ơn và cũng cố gắng làm căn nhà để ở".
Xác định việc xoá nhà hư hỏng, dột nát, kiên cố hoá nhà ở cho người dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương; ngay sau khi có Chỉ thị 22, Huyện uỷ Thường Xuân đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 – 2025. Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện là Trưởng ban và thành viên là các đồng chí lãnh đạo huyện uỷ, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, cùng đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; nhằm huy động sự vào cuộc, tham gia đóng góp của tất cả các nguồn lực: từ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đến con em Thường Xuân làm ăn xa quê, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân trong và ngoài huyện.
Là huyện miền núi, đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn, nên nhà ở của nhiều hộ dân đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn, nhất là vào mùa mưa bão. Khi bước vào thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, qua rà soát, toàn huyện Thường Xuân có 1.152 hộ gia đình gặp khó khăn về nhà ở nằm trong danh sách được hỗ trợ. Bà Cầm Thị Phượng, Trưởng Ban Dân Vận Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Thường Xuân cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Xuân chỉ đạo cho UBND huyện tiến hành khảo sát, lập danh sách, bình xét các hộ gia đình để đưa vào danh sách phê duyệt của huyện về việc hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn gặp khó khăn về nhà ở.
Để cuộc vận động đạt kết quả cao, Ban chỉ đạo của huyện đã xây dựng Phương án vận động cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương. Thời gian vận động từ tháng 5/2024 đến tháng 9/2025. Ngay sau khi có chỉ đạo của Huyện uỷ và hướng dẫn của Ban chỉ đạo cấp huyện; Đảng uỷ và Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo các xã, thị trấn sẽ căn cứ vào tình hình của địa phương mình để triển khai cuộc vận động hiệu quả, trên tinh thần tự nguyện, tự giác, phát huy truyền thống "tương thân, tương ái", "lá lành, đùm lá rách". Công tác tuyên truyền, vận động được các địa phương đặc biệt chú trọng. Thông qua các hội nghị, hệ thống loa truyền thanh và nhiều hình thức tuyên truyền khác, đã giúp người dân hiểu và đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia vào cuộc vận động.
Ông Hoàng Sỹ Hùng, Bí thư Đảng ủy thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân cho biết: Thị trấn được phê duyệt 13 hộ làm mới và 2 hộ gia đình sửa chữa. Hiện thị trấn đã triển khai làm mới 1 nhà và sửa chữa 1 nhà. Số còn lại thị trấn sẽ tiếp tục vận động kêu gọi sự ủng hộ và từ sự giúp đỡ của cấp huyện, cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện chương trình. Bà Trịnh Thị Vân Anh, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân cũng cho biết: Đảng ủy xã Ngọc Phụng đã triển khai đến toàn bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ và tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trong xã. Xã cũng tiến hành họp Ban chỉ đạo và triển khai thành lập Ban vận động ở các thôn để phong trào triển khai hiệu quả hơn.
Nhờ xây dựng phương án vận động phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, phát huy tối đa tinh thần tự nguyện, tự giác trong các tầng lớp Nhân dân; sau 3 tháng triển khai vận động, tính đến ngày 14/10/2024, Ban Chỉ đạo cuộc vận động đã kêu gọi ủng hộ được gần 3,6 tỷ đồng từ sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện đã triển khai xây dựng mới 202 căn nhà, sửa chữa 22 căn nhà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và hộ gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện.
Những trường hợp nằm trong danh sách hỗ trợ đều là những hộ gia đình có điều kiện nhà ở đã hư hỏng, cũ nát, không đảm bảo an toàn; trải qua nhiều bước xét duyệt công khai, minh bạch: từ việc lập danh sách tại thôn, bản, khu phố cho đến tổ chức rà soát, phân loại, và tổ chức họp bình xét, cuối cùng là niêm yết công khai danh sách các hộ được hỗ trợ. Với việc thực hiện các bước bình xét, phê duyệt công khai, minh bạch và bài bản, những hộ gia đình được hỗ trợ đều là những hoàn cảnh thực sự khó khăn, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bà con lối xóm và Nhân dân địa phương.
Từ nay cho đến năm 2025, để xây dựng và sửa chữa 1.152 nhà ở theo Chỉ thị 22, Ban Thường vụ Huyện uỷ Thường Xuân sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử lý tại chỗ những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thành viên Ban Chỉ đạo từ huyện đến cơ sở đảm bảo tính nhân văn, công khai, minh bạch, dân chủ của Cuộc vận động. Bên cạnh đó, huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ làm nhà chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết như mặt bằng đất, thủ tục hồ sơ để khi tỉnh phân bổ kinh phí về huyện tổ chức triển khai kịp thời, đúng tiến độ.
Bà Cầm Thị Phượng, Trưởng ban Dân Vận Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ngoài 1.152 hộ gia đình được phê duyệt hỗ trợ theo Chỉ thị 22, qua rà soát số lượng hộ dân gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Thường Xuân lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, huyện phấn đấu sẽ tiến hành hỗ trợ từng bước. Sau khi hoàn thành việc hỗ trợ cho 1.152 hộ, Đảng bộ huyện đặt quyết tâm sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực tại địa phương cùng với việc kêu gọi thêm các nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ thêm cho những trường hợp khó khăn khác, với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau". Trong điều kiện thực tế đời sống của Nhân dân địa phương, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số nếu để người dân tự tạo dựng chỗ ở kiên cố sẽ là rất khó khăn, thậm chí là không thể. Tuy nhiên, bằng sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, mong ước đó của người dân sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Những căn nhà được xây mới, sửa chữa, cải tạo là niềm mong mỏi của hàng nghìn hộ gia đình, sau khi hoàn thiện sẽ giúp thắp lên niềm tin an cư lạc nghiệp, để họ tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.