Đánh giá tiến độ xây dựng chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn
(TTV) - Sáng 19/9, Sở Công thương đã tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn năm 2020.
![]() |
Năm 2020, Sở Công thương Thanh Hóa được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao xây dựng 221 chợ kinh doanh thực phẩm và 98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên đến nay, việc xây dựng 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm còn chậm, khả năng hoàn thành gặp nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế. Với công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, toàn tỉnh có 57 chợ đạt tiêu chuẩn, đạt 25% nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng hoàn thành trên 100 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, đạt 106% chỉ tiêu giao.
![]() |
Các ý kiến tham luận tại hội nghị cho rằng: Việc xây dựng các mô hình an toàn thực phẩm, nhất là xây dựng các chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã tạo chuyển biến tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị quản lý chợ và các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
![]() |
Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2020, để hoàn thành việc xây dựng 85 chợ kinh doanh thực phẩm và 83 chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm theo Quyết định số 08/2020 của UBND tỉnh, ngành Công thương Thanh Hóa cần tập trung tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị quản lý chợ thực hiện công tác xây dựng chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; Với những địa phương, đơn vị gặp khó khăn, vướng mắc, ngành Công thương cần rà soát, tháo gỡ và kịp thời báo cáo với UBND tỉnh các vấn đề vượt thẩm quyền trong công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn năm 2020./.
Bản tin Thời sự tối TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.