Đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa
Sáng ngày 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, khắc phục các tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động khai thác khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.
Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Đá Thanh Hóa; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nêu rõ: Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm rà soát lại thực trạng hoạt động khoáng sản, phân tích, làm rõ những mặt tích cực, những kết quả đạt được trong công tác quy hoạch, quản lý cấp phép, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; xác định rõ những vấn đề bất cập, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề ra những giải pháp căn cơ cả về trước mắt và lâu dài, nhằm đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp và phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự hội nghị.
Theo báo cáo của UBND tỉnh và các phát biểu tham luận tại hội nghị, trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 616 mỏ khoáng sản được quy hoạch, trong đó có 557 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh và 59 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đến nay, toàn tỉnh đã có 344 mỏ được cấp phép khai thác, trong đó có 17 mỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cấp phép và 327 mỏ được UBND tỉnh cấp phép. Trữ lượng khoáng sản còn lại của các mỏ khoảng 43,6 triệu m3 đất san lấp; 3,6 triệu m3 cát và 163,6 triệu m3 đá.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.
Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nguồn vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình, dự án, cung cấp vật liệu cho người dân xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như: dự án mở rộng Quốc lộ 1A; dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh; các dự án hạ tầng trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp… Đồng thời, các dự án khoáng sản đã tạo việc làm cho khoảng 11.000 lao động, đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Các đại biểu dự hội nghị.
Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, từ đầu năm 2025 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng có biến động tăng cao và chưa tuân thủ theo công bố giá của cơ quan chức năng, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024. Một số công trình, dự án đang thi công nhưng không có nguồn mỏ vật liệu ở khu vực gần dự án, phải mua vật liệu ở xa, chi phí vận chuyển lớn, dẫn đến giá vật liệu tại chân công trình tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ 2, nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản để xảy ra các sai phạm, như: Khai thác vượt mốc giới, vượt công suất, chưa đúng thiết kế; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường; kê khai chưa đúng sản lượng khai thác; bán chưa đúng giá công khai, niêm yết; việc vận chuyển vật liệu gây khói, bụi, ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường giao thông. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp, đặc biệt là cát lòng sông, đất san lấp. Theo Công an tỉnh, trong 2 năm 2023 - 2024, lực lượng Công an đã xử lý 70 trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản, 4 tháng đầu năm 2025 xử lý 18 vụ, trong đó một số vụ đã khởi tố hình sự để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, qua kiểm tra, rà soát các mỏ khoáng sản, 3 đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã yêu cầu tạm dừng khai thác đối với 7 mỏ để xác minh, làm rõ các vi phạm.

Các đại biểu dự hội nghị.
Thứ 3, công tác đánh giá, dự báo cung - cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên, chưa chính xác; chưa xây dựng được danh mục các dự án khai thác, chế biến khoáng sản hằng năm để đưa ra đấu giá quyền khai thác, cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Theo các ngành chức năng, dự báo giai đoạn 2026 - 2030, nguồn cung đá xây dựng trên địa bàn tỉnh thiếu khoảng 31 triệu m3 so với nhu cầu; cát xây dựng thiếu khoảng 24 triệu m3; đất san lấp thiếu khoảng 142 triệu m3.
Những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong hoạt động khoáng sản đã ảnh hưởng đến hình ảnh, môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; một số nhà đầu tư băn khoăn và lo ngại giá vật liệu tăng quá cao, làm tăng giá thành, chi phí đầu tư xây dựng dự án. Tình trạng trên còn ảnh hưởng đến các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư công và dự án đầu tư trực tiếp lớn, trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh, một số dự án chậm tiến độ có nguyên nhân do thiếu vật liệu xây dựng, nhất là đất và cát san lấp. Ngoài ra, tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng và giá tăng cao còn ảnh hưởng đến các hộ dân đang làm nhà, xây dựng các công trình.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh nêu rõ: Thanh Hóa là là một trong số ít các tỉnh, thành phố trong cả nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, trữ lượng lớn và có thể khai thác quy mô công nghiệp, trong đó nổi bật là khoáng sản làm xi măng và các loại vật liệu xây dựng thông thường như đá, cát, đất san lấp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua; đồng thời ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phục vụ đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại, đồng thời nhấn mạnh: Thanh Hóa là một tỉnh rộng, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và trữ lượng lớn, nhưng lại để xảy ra tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, giá cả tăng cao như trong thời gian vừa qua là một mâu thuẫn cần được lý giải thấu đáo.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu thẳng thắn, cởi mở.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị, đặc biệt là lãnh đạo các ngành, địa phương,và các doanh nghiệp phát biểu thẳng thắn, cởi mở, phân tích, làm rõ những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân; từ đó, đề ra những giải pháp căn cơ nhằm đưa hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, vì sự phát triển bền vững của tỉnh, vì lợi ích của Nhân dân. Trước mắt, phải đạt được mục tiêu là đáp ứng đủ vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư và nhu cầu của người dân, đồng thời đưa giá vật liệu xây dựng trở về mức hợp lý như mặt bằng chung của cả nước.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Tiến Đoan phát biểu tại hội nghị.
Đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, hội nghị thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Các ý kiến đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền và các ngành chức năng trong việc cải cách hành chính, khắc phục các bất cập trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là trong công tác đấu giá và cấp phép khai thác mỏ. Tuy nhiên, hiện nay để được khai thác khoáng sản thì doanh nghiệp vẫn cần phải thực hiện hơn 10 loại thủ tục, thời gian kéo dài từ 2 năm rưỡi đến 4 năm. Công tác giải phóng mặt bằng đối với các mỏ đã trúng đấu giá, được cấp phép khai thác vẫn còn chậm. Việc giải quyết thủ tục về đất đai đối với các mỏ chuyển nhượng quyền khai thác còn vướng mắc, do luật đất đai năm 2024 không có quy định đối với trường hợp này. Nhiều doanh nghiệp khai thác cát sỏi lòng sông gặp khó khăn trong việc hoán cải, đăng ký, đăng kiểm phương tiện tầu hút và vận chuyển vận liệu... Các ý kiến cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo, kết luận về giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc sau hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết thúc hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận, đánh giá cao và tiếp thu những ý kiến thẳng thắn, xác đáng, với tinh thần xây dựng của các đại biểu tham dự hội nghị. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, khắc phục tình trạng khan hiếm và giá vật liệu xây dựng tăng cao, UBND tỉnh giao ngành chức năng rà soát, tham mưu cấp phép nâng công suất khai thác đối với các mỏ đang hoạt động có đủ điều kiện, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, công trình thủy lợi và đời sống Nhân dân. Cùng với đó, khẩn trương tham mưu tổ chức đấu giá đối với các mỏ đã được quy hoạch; rà soát, bổ sung vào quy hoạch khoáng sản của tỉnh những mỏ vật liệu xây dựng đủ điều kiện. Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, khai thác khoáng sản theo đúng theo giấy phép được cấp; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động; kê khai giá và bán theo đúng giá niêm yết, không được đầu cơ, tự ý nâng giá, găm hàng, ép giá; cung cấp đủ khối lượng vật liệu theo hợp đồng, đáp ứng kịp thời tiến độ phục vụ thi công dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Đối với các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng, khuyến khích việc sử dụng các vật liệu thay thế trong xây dựng như là cát nhân tạo, góp phần giảm áp lực thiếu nguồn cung vật liệu phục vụ nhu cầu của các công trình, dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát tổng thể các quy trình, thủ tục liên quan công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh; để sớm có nguồn vật liệu cung cấp cho các dự án, công trình trọng điểm và các công trình khác có liên quan. Đồng thời, các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị việc lắp đặt camera thông minh AI giám sát hoạt động của các mỏ theo Luật địa chất và khoáng sản năm 2024 để không bị gián đoạn hoạt động khai thác khi luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
![[e-Magazine] Ký ức ngày toàn thắng](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/4/30/avata-ky-uc-ngay-toan-thang-1745974079786170187351-107-0-1468-2175-crop-17459741198601134167297.jpg)
[e-Magazine] Ký ức ngày toàn thắng
Cách đây 50 năm, vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Non sông liền một dải. Đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất và hòa bình. Chiến thắng 30/4/1975 - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, là bản hùng ca bất diệt về ý chí quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, khát vọng độc lập, tự do và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tự hào, hạnh phúc kỷ niệm Ngày hội thống nhất non sông
Ngày 30/4, hòa cùng niềm vui chung của đồng bào cả nước, người dân Thanh Hóa hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Niềm tự hào và hạnh phúc trong ngày hội thống nhất non sông đã lan tỏa, nhắc nhở mỗi người dân về giá trị vô giá của hòa bình, độc lập, tự do và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Ký ức ngày toàn thắng
Thời khắc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc ta và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, là mốc son chói lọi, đánh dấu ngày đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Tròn 50 năm đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử hào hùng và ngập tràn niềm vui, hạnh phúc của ngày toàn thắng, Bắc - Nam sum họp một nhà vẫn khắc sâu trong trái tim của biết bao thế hệ.

Bản hùng ca chiến thắng
Cách đây 50 năm, vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông liền một dải. Chiến thắng 30/4/1975 - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, là bản hùng ca về ý chí quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, khát vọng độc lập, tự do và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cuba Salvador Valdes Mesa
Ngày 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975–30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Salvador Valdes Mesa đang ở thăm Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm.

Bộ trưởng Ngoại giao Tanzania: Tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam
Ngày 30/4, tại Dinh Độc lập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Mahmoud Thabit Kombo nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước từ ngày 27/4 - 30/4/2025.

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025
Tối ngày 29/4, tức ngày 2/4 âm lịch, tại Chùa Đại Bi, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025. Tới dự và chúc mừng có các đồng chí: Đào Xuân Yên; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và thành phố Thanh Hóa.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.