Đảo Phục Sinh và những bức tượng Moai bí ẩn
Đảo Phục Sinh là một phần lãnh thổ của Chile, thu hút du khách nhờ cảnh đẹp hoang sơ và những bức tượng Moai đầy bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Đảo Phục Sinh có diện tích khoảng 165km2, nằm ở phía nam Thái Bình Dương, cách bờ biển phía tây của Chile khoảng 3.700km và cách 4.000km về phía đông của Tahiti.
Hòn đảo này được gọi là Rapa Nui, theo ngôn ngữ của người Polynesia sống trên đảo, hay Paaseiland (trong tiếng Tây Ban Nha), được nhà thám hiểm người Hà Lan, đô đốc hải quân Jacob Roggeveen phát hiện vào năm 1772 đúng ngày lễ Phục sinh.

Ảnh: Rapa Nui
Đây cũng là một phần lãnh thổ của Chile kể từ cuối thế kỷ 19, và kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào ngành du lịch.

Ảnh: Lonely Plannet
Những người đầu tiên đặt chân lên đảo Phục Sinh được cho là một nhóm cư dân Polynesia vượt đại dương từ quần đảo Marquesa vào khoảng năm 300-400 trước Công nguyên.
Vị trí được cho là nơi vua Rapa Nui đệ nhất, Hoto-Matua lần đầu neo thuyền chính là khu vực Anakena, hiện nay là một trong những bãi biển hiếm hoi của hòn đảo vốn gập ghềnh đá.

Ảnh: Cdn
Đảo Phục Sinh được nhiều du khách biết đến nhờ khoảng 900 bức tượng khổng lồ bằng đá cổ xưa được gọi là "Moai", phân bổ rải rác trên đảo.
Thông qua các bức tượng, du khách có thể thấy được tài năng của những người sáng tạo ra chúng, họ chính là những thợ thủ công, kỹ sư bậc thầy của nền văn hóa Polynesia.
Tượng đá Moai trên đảo Phục Sinh vẫn luôn là một bí ẩn đối với nhân loại. Đã có rất nhiều suy đoán về mục đích tạo ra các bức tượng "Moai", cách thức xây dựng và vai trò của các bức tượng này trong nền văn minh Rapa Nui trên đảo Phục Sinh từ hàng trăm năm trước.

Ảnh: Vignette
Đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn đau đầu trước những câu hỏi về ý nghĩa và làm thế nào để di chuyển những bức tượng khổng lồ đi khắp hòn đảo.

Ảnh: Thousandwonders
Moai chính là bằng chứng lớn nhất cho một nền văn hóa từng phát triển rực rỡ của những người Rapa Nui trong quá khứ.
Chúng được tìm thấy ở nhiều địa điểm rải rác quanh đảo, với chiều cao trung bình 4m, trọng lượng lên tới 13 tấn, được tạc từ đá nguyên khối tạo thành từ tro núi lửa và đặt trên bệ đá được gọi là "ahus".

Ảnh: Thousandwonders
Qua khai quật khảo cổ trên đảo Phục Sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy có ba giai đoạn văn hóa riêng biệt đã từng phát triển trên đảo bao gồm: "giai đoạn đầu" (700-850 trước Công nguyên), "giai đoạn giữa" (1050-1680) và "giai đoạn cuối" (sau năm 1680).

Ảnh: Brucebalan
Giữa giai đoạn đầu và giữa, các bằng chứng cho thấy rất nhiều bức tượng moai bị phá hủy phần đầu và được làm lại với kích thước lớn hơn và nặng hơn.
Trong "giai đoạn giữa", các bệ đá "ahus" được sử dụng làm hầm mộ để chôn cất những nhân vật quan trọng của bộ tộc sau khi chết.
Bức tượng lớn nhất được tìm thấy trong "giai đoạn giữa" có chiều cao gần 10m và nặng khoảng 82 tấn.
"Giai đoạn cuối" của nền văn minh với đặc trưng là các cuộc nội chiến, rất nhiều bức tượng bị lật đổ và phá hủy.

Du khách châu Âu đầu tiên biết đến sự tồn tại của đảo Phục Sinh là nhà thám hiểm, đô đốc hải quân người Hà Lan Jacob Roggeveen. Ước tính số người Rapa Nui bản địa sinh sống trên đảo vào thời điểm này khoảng 3.000 người.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó dân số của đảo Phục Sinh bị suy giảm mạnh sau cuộc nội chiến, ước tính chỉ còn lại từ 600-700 nam giới và chưa tới 30 phụ nữ.
Tính đến năm 1877, số người Rapa Nui còn sót lại là 111 người sau một loạt biến cố về nô lệ cũng như dịch bệnh. Năm 1888, Chile chính thức sáp nhập đảo Phục Sinh là một phần lãnh thổ.

Ảnh: Silly Post
Tổng thể, đảo Phục Sinh có hình dạng của một tam giác, được tạo thành từ một loạt các vụ phun trào núi lửa với khí hậu cận nhiệt đới (nắng và khô) và thời tiết tương đối ôn hòa. Ngoài địa hình với nhiều đồi núi hiểm trở, hòn đảo còn sở hữu trong mình nhiều hang động ngầm dẫn tới các miệng núi lửa.
Núi lửa lớn nhất trên hòn đảo được gọi là Rano Kao, và điểm cao nhất thuộc đỉnh Terevaka với độ cao 600 m so với mực nước biển.

Ảnh: VM Elite
Đảo Phục Sinh không có bến cảng tự nhiên, tuy nhiên tàu thuyền có thể neo đậu ngoài khơi bờ biển phía tây, gần với Hanga Roa, ngôi làng lớn nhất hòn đảo, với dân số ước tính vào khoảng 3.300 người.
Năm 1995, đảo Phục Sinh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Người dân trên đảo sử dụng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính thức, bên cạnh ngôn ngữ Rapa Nui cổ. Nguồn thu chính của người dân trên đảo chủ yếu phụ thuộc vào du lịch.
MINH HẢI (Theo History)/Tuoitre.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.