ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Học viên không phải làm luận văn

Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, học viên không phải làm luận văn như chương trình theo định hướng nghiên cứu. Học viên làm bài luận, dự án, báo cáo tốt nghiệp cuối khóa (nếu có).

24/09/2020 12:13

Đó là một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ (dự thảo quy chế), mà Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến góp ý.

Dự kiến Thông tư sẽ ban hành trong tháng 12/2020.

Dự thảo Thông tư quy chế tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ  xem TẠI ĐÂY

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo Thông tư điều chỉnh một số nội dung để quy định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ là kế thừa và phát triển các quy định của quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Dự thảo Quy chế tiếp cận theo hướng tăng cường quản lý chất lượng. Cụ thể như sau:

 

Đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Học viên không phải làm luận văn - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ đợt 1 năm 2019.

Thời gian đào tạo Thạc sĩ không quá 2 năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018 giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo. Vì vậy, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải tuân thủ quy định về chuẩn chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng do giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện, tự đánh giá chất lượng đào tạo và thực hiện kiểm định chất lượng chương trình theo quy định pháp luật hiện hành.

Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình đào tạo và do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo quy định.

Thời gian kéo dài kế thừa quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành: kéo dài không quá 02 năm so với thời gian thiết kế của chương trình.

Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển

Về tuyển sinh, quy chế hiện hành tại Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT chỉ có hình thức thi tuyển và quy định rất chi tiết về đề thi, tổ chức thi, chấm thi,... Tuy nhiên, căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018, bên cạnh thi tuyển, cơ sở đào tạo được phép sử dụng phương thức xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Dự thảo quy chế quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo hướng quy định về nguyên tắc và ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo (CSĐT) xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, tường ngành đào tạo nhưng vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu do Nhà nước quy định để thực hiện trách nhiệm giải trình cũng như sự giám sát của các bên liên quan và toàn xã hội.

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học cho rằng, Quy định về phương thức xét tuyển, CSĐT căn cứ theo kết quả học tập đại học, đề xuất nghiên cứu đối với chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu.

Các trường tham khảo kinh nghiệm quốc tế từ các cơ sở giáo dục đại học ở các nước phát triển như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Australia, New Zealand, Nhật Bản… để ban hành quy chế tổ chức xét tuyển cho phù hợp với trường và ngành đào tạo. Ví dụ như xét hồ sơ học tập, kinh nghiệm làm việc, bài luận về bản thân, thư giới thiệu của giảng viên hoặc người quản lý, đề xuất cho đề tài nghiên cứu đối với chương trình theo định hướng nghiên cứu…

Mở rộng đối tượng đầu vào

Về tổ chức và quản lý đào tạo, Dự thảo quy chế cho phép đối tượng đầu vào là người học có bằng đại học ở các ngành khác nhau với khối lượng học tập tích lũy khác nhau.

Với mỗi đối tượng đầu vào, CSĐT phải căn cứ vào chương trình đào tạo (ở trình độ đại học) của người học để xác định những nội dung/ học phần mà người học cần học bổ sung trước khi vào học chương trình thạc sĩ.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu đào tạo của mọi đối tượng người học khác nhau, tổ chức đào tạo trình độ ThS có thể mềm dẻo về quy trình nhưng vẫn phải bảo đảm về chất lượng. Đó là một trong những ưu điểm của phương thức tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

“Đây chính là lý do, dự thảo Quy chế ThS đã quy định tổ chức đào tạo ThS theo hệ thống tín chỉ và yêu cầu các cơ sở đào tạo phải căn cứ vào quy chế về đào tạo tín chỉ được quy định ở trình độ ĐH khi xây dựng quy chế tổ chức đào tạo theo tín chỉ để áp dụng trong đào tạo ThS. Giảng viên giảng dạy trình độ ThS phải là Tiến sĩ” – lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

 

Đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Học viên không phải làm luận văn - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các Cơ sở đào tạo không được phép tổ chức đào tạo ThS ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu của trường.

Không được phép liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài cơ sở

Về địa điểm đào tạo, Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT cho phép các cơ sở đào tạo có thể đào tạo một phần chương trình theo định hướng ứng dụng ở ngoài cơ sở đào tạo. Các CSĐT không được phép tổ chức đào tạo ThS ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo do quy định tại Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018 không cho phép liên kết đào tạo trình độ ThS ngoài cơ sở.

Về hình thức học tập, tương tự dự thảo quy chế đào tạo trình độ đại học, dự thảo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ này cũng cho phép chương trình đào tạo có thể tổ chức đào tạo kết hợp với hình thức đào tạo trực tuyến nhưng không quá 30% khối lượng kiến thức của toàn bộ chương trình đào tạo (trong điều kiện học tập bình thường và trường phải cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến).

Quy định này nhằm hướng tới việc tổ chức đào tạo ThS của Việt Nam tiệm cận với xu hướng quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

CSĐT phải quy định khối lượng tín chỉ học viên đăng ký tối thiểu và tối đa cho mỗi học kỳ. Cụ thể, khối lượng tín chỉ cho mỗi học kỳ không quá 23 tín chỉ đối với chương trình đào tạo được thiết kế 01 năm có 02 học kỳ; mỗi học kỳ không quá 15 tín chỉ đối với chương trình đào tạo được thiết kế 01 năm có 03 học kỳ.

Siết chặt chất lượng đầu ra

Dự thảo cũng tăng cường quản lý chất lượng đầu ra: việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá giữ vài trò quan trọng trong quá trình đào tạo. Cụ thể, Thủ trưởng CSĐT giao một đơn vị chuyên trách trong CSĐT thực hiện tổ chức thi, chấm thi, quản lý ngân hàng đề thi, quản lý đề thi kết thúc học phần... theo quy định, quy trình do CSĐT xây dựng và ban hành.

Để bảo đảm khách quan, công bằng, đơn vị chuyên trách này độc lập với các đơn vị tổ chức đào tạo. Đề thi phải xây dựng từ ngân hàng đề thi của cơ sở đào tạo, phù hợp với nội dung và bảo đảm mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra đã xác định trong đề cương chi tiết.

Căn cứ chuẩn đầu ra ngoại ngữ của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), dự thảo quy định chuẩn đầu ra phải đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực 6 bậc cho Việt Nam. Chuẩn đầu ra này cũng là điều kiện đầu vào của tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại Việt Nam.

Xử lý vi phạm khi tỷ lệ sao chép không trích dẫn đúng quy định.

Về hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiêu chuẩn người hướng dẫn, theo dự thảo, để hạn chế việc một giảng viên hướng dẫn luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu tràn lan và không có công cụ kiểm soát chất lượng, dự thảo đã được chỉnh lý làm rõ hơn so với quy định tại quy chế hiện hành (Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT) về yêu cầu và quy định hướng dẫn luận văn đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: Người có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên; người có học vị tiến sĩ khoa học hoặc có học hàm phó giáo sư được hướng dẫn tối đa 5 học viên; người có học vị tiến sĩ từ 1 năm trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác.

Về tính liêm chính trong học thuật được nhấn mạnh tại dự thảo quy chế. Do đặc thù của mỗi lĩnh vực đào tạo, quốc tế có các quy định và hướng dẫn trích dẫn theo tiêu chuẩn khác nhau nên dự thảo quy chế giao cho cơ sở đào tạo học hỏi kinh nghiệm quốc tế để có các quy định về: cách thức trình bày luận văn, số lượng từ tối thiểu và tối đa theo yêu cầu của từng ngành đào tạo; quy định về cam kết của học viên trong đạo đức nghiên cứu;

Quy định và hướng dẫn việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu đã công bố theo các quy định trích dẫn quốc tế đã chuẩn hóa và theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo; quy định về rà soát và chống sao chép bằng phần mềm chuyên dụng; xử lý vi phạm khi tỷ lệ sao chép không trích dẫn đúng quy định.

Đào tạo theo định hướng ứng dụng, học viên không phải làm luận văn

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong quá trình xây dựng, Dự thảo quy chế đã tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế khi quy định rõ về chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng.

Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, học viên không phải làm luận văn như chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu; cơ sở đào tạo quy định cho từng chương trình cụ thể, học viên học các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, có thể CSĐT yêu cầu học viên làm bài luận, dự án, báo cáo tốt nghiệp cuối khóa (nếu có).

Để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong thực hiện tự chủ đào tạo trình độ thạc sĩ, dự thảo bổ sung quy định về công khai thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo cũng như bổ sung quy định yêu cầu minh bạch tra cứu văn bằng để phục vụ công tác hậu kiểm.

Hồng Hạnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.