ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức

Trải qua một năm đầy biến động và thách thức nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

09/02/2024 10:54

Đất nước ta sắp sửa đi qua một năm Quý Mão khó khăn với nhiều biến động lớn, phức tạp, khó lường, bất trắc gia tăng, xung đột kéo dài, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan và thiên tai khốc liệt; kinh tế thế giới chậm phục hồi, tác động tiêu cực đến mọi quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, đạt kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực với những dấu ấn nổi bật, tăng trưởng GDP đạt 5,05%, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững; đối ngoại rộng mở; các lĩnh vực văn hóa, lao động, việc làm, an sinh xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm, chú trọng và có nhiều tiến bộ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, cùng sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm trong hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, chúng ta có thể tự hào khẳng định: Việt Nam đã có một năm vượt khó đáng ghi nhận. Càng trong khó khăn, thách thức, càng cho thấy đất nước vững vàng trong những cơn gió ngược.

Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Năm qua là một năm mà vị thế Việt Nam tiếp tục được khẳng định. Ngoại giao và đối ngoại Việt Nam đã đạt được những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử.

Cùng một năm, Việt Nam đã đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - lãnh đạo cao nhất của 2 cường quốc đứng đầu thế giới.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào tháng 12/2023. Ảnh: TTXVN

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào tháng 9/2023. Ảnh VGP

Tuyên bố chung về xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc và việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Nhật Bản cùng các hoạt động đối ngoại quan trọng khác cho thấy tính đúng đắn của đường lối đối ngoại Việt Nam nói chung, chính sách ngoại giao nước lớn nói riêng, đồng thời góp phần khẳng định cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước.

Hiện Việt Nam đã là Đối tác Chiến lược toàn diện của 3 trong 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. 6 Đối tác Chiến lược toàn diện của Việt Nam đến nay là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đây đều là các quốc gia có tiếng nói quan trọng trong cục diện thế giới.

Bên cạnh các điểm nhấn nổi bật trong tăng cường mạnh mẽ quan hệ với các nước lớn thì trong một năm đặc biệt sôi động của đối ngoại vừa qua. Vị thế vững vàng của Việt Nam cũng đã tiếp tục được khẳng định bằng việc củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống, duy trì và phát triển mối quan hệ với tất cả các nước lớn và đối tác chủ chốt khác, thể hiện ngày càng rõ chính sách ngoại giao đa phương, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cương quyết, bền bỉ và nhất quán.

Dấu ấn lập pháp với những kỷ lục

Trong năm 2023, Quốc hội đã tổ chức 2 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp bất thường, thông qua 16 luật, 34 Nghị quyết và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6 bế mạc cuối tháng 11/2023, Quốc hội đã xác lập kỷ lục về số lượng các dự thảo Luật, Nghị quyết được xem xét và thông qua. Trong đó, đã biểu quyết thông qua 7 luật, 9 nghị quyết; thảo luận cho ý kiến 8 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.

Đến Kỳ họp bất thường lần thứ 5 vào tháng 1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong đó, Luật Đất đai lần này được đánh giá tương đối toàn diện, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn hiện nay. Điều đáng chú ý nhất là quan điểm về tiếp cận quản lý đất đai đã thay đổi. Không còn các biện pháp hành chính, mà sử dụng quan hệ thị trường để điều tiết, bảo vệ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 3.

Luật Đất đai 2024 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc về đất đai

Những dấu ấn lập pháp đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, tháo gỡ những vướng mắc, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Kiên trì, quyết liệt trong phòng chống tham nhũng

2023 cũng là năm Trung ương Đảng tiếp tục kiên trì và đẩy mạnh công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực tạo thêm niềm tin của nhân dân với chế độ.

Công tác phòng chống tham nhũng có thêm nhiều chủ trương, cách làm mới, quyết liệt và hiệu quả hơn, tạo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất. Trong năm 2023 đã khởi tố mới hơn 730 vụ án với hơn 2.100 bị can phạm tội về tham nhũng. Trong đó, đại án Vạn Thịnh Phát được cho là vụ án có những sai phạm nghiêm trọng nhất về kinh tế trong lịch sử tố tụng của Việt Nam với số tiền bị chiếm đoạt hơn 1 triệu tỷ đồng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu thực hiện "4 hơn" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là: Làm tích cực hơn nữa, Mạnh mẽ hơn nữa, Quyết liệt hơn nữa và Hiệu quả hơn nữa.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 4.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 23 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư cũng nêu rõ, cuộc đấu tranh này còn lâu dài, thực tiễn luôn biến động không ngừng cho nên phải kiên trì đấu tranh, vừa làm vừa tổng kết thực tiễn để làm tốt hơn nữa. Từ Trung ương tới địa phương, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, tất cả đồng tâm, nhất trí làm cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.

Chính quyết tâm ấy của người đứng đầu Đảng ta cùng với cách làm bài bản, khoa học, đồng bộ, quyết liệt, đã giúp cho công tác này chưa bao giờ có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây, để lại những dấu ấn nổi bật, toàn diện và có bước đột phá mới ở cả Trung ương và địa phương.

Kinh tế Việt Nam vượt qua thách thức với nhiều điểm sáng

Việt Nam trong năm 2023 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, với quy mô thương mại nằm trong Top 20 của thế giới. Đồng thời, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế giới và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2023. Giải ngân vốn đầu tư công tăng so với năm trước cả về số tuyệt đối và tương đối, góp phần khởi công và hoàn thành nhiều dự án hạ tầng quan trọng cho đất nước.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 5.

Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh: TTXVN

Những ngày cuối năm 2023, lần đầu tiên cùng lúc khánh thành và thông tuyến 4 hạ tầng giao thông quan trọng đó là: mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2, có tổng số vốn đầu tư gần 18 nghìn tỷ đồng. Đây là kết quả của cả hệ thống chính trị trong đó đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Lần đầu tiên, gần 1.000 km dự án đường bộ cao tốc được khởi công đồng loạt. Đưa vào khai thác mới 475km đường bộ cao tốc nâng tổng số hệ thống đường cao tốc khai thác của cả nước lên 1.900 km. Đây chính là những điều kiện tiên quyết để hoàn thành mục tiêu đưa 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Sân bay Long Thành cũng đang dần hình thành. Đường sắt cao tốc Bắc Nam cũng đã và đang được bàn bạc để xây dựng dự án.

Xuất khẩu nông sản đạt nhiều kỷ lục mới, đạt trên 53 tỷ USD trong năm 2023, đặc biệt thặng dư thương mại 12 tỷ USD cao nhất từ trước tới nay. Hơn 9.000 đồng/kg lúa là con số kỷ lục từ trước tới nay. Lần đầu tiên sau 34 năm, giá gạo xác lập mốc xuất khẩu kỷ lục 8,3 triệu tấn, đem về cho đất nước gần 5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu rau quả cũng ghi dấu ấn kỷ lục gần 5,7 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm trước.

Nông nghiệp tăng trưởng trên 3,8% cao nhất trong 10 năm qua gồm cả lúa gạo, thịt và thủy sản. Xuất khẩu nông sản là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của cả nước.

COVID-19 không còn là nỗi lo nhưng cẩn trọng với dịch bệnh

Từ ngày 20/10/2023, bệnh COVID-19 được điều chỉnh chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, phù hợp với nhận định của Tổ chức Y tế thế giới: COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe gây quan ngại quốc tế. Đây là một thành công lớn của Việt Nam khi phải đối mặt với khó khăn chưa có tiền lệ.

Từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/1/2020), cả nước ghi nhận hơn 11 triệu trường hợp mắc, hơn 43.000 trường hợp tử vong. Việt Nam trải qua 2 giai đoạn chống dịch với 4 đợt bùng phát dịch.

Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tặng quà bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Du. Ảnh: TTXVN

Trong năm 2023, số ca mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.

Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan mà cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt cần cẩn trọng trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Du lịch Việt Nam lấy lại "phong độ"

Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt 57% so mục tiêu ban đầu là 8 triệu dù một số thị trường truyền thống chưa phục hồi hoàn toàn.

Ngành du lịch Việt Nam đạt hơn 108 triệu lượt khách nội địa, vượt cả thời hoàng kim 2019. Tổng thu từ du lịch ước đạt 678.000 tỷ đồng, vượt 4,3% so kế hoạch năm 2023. Với những kết quả này cho thấy du lịch Việt Nam có một năm "bứt tốc" sau dịch COVID-19.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 7.

Ảnh: TTXVN

Ngoài ra, Việt Nam còn nhận 19 giải thưởng hàng đầu Thế giới và 54 giải thưởng hàng đầu châu Á do Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới trao tặng. Trong đó, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới", lần thứ 5 trở thành "Điểm đến hàng đầu châu Á".

Chính sách visa thông thoáng cùng các sản phẩm du lịch đêm gắn với công nghiệp văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang tập trung nhiều giải pháp phát triển mạnh kinh tế đêm để nỗ lực lấy lại "phong độ" hậu COVID-19, Việt Nam cũng cần xác định đây là "chìa khóa" để giúp ngành du lịch "bứt tốc".

Với những nỗ lực phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, năm 2024, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840.000 tỷ đồng.

Đổi mới sáng tạo hướng đến làm chủ công nghệ

Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt Nam đã được khánh thành trong năm 2023. Đây có thể được coi là một điểm nhấn hiện hữu trong quyết tâm đổi mới sáng tạo của nước ta.

Trung tâm là hạt nhân với 8 mạng lưới đổi mới sáng tạo thành phần, mở ra cái bắt tay trên 1.600 chuyên gia, nhà sáng lập, kỹ sư, nhà khoa học công nghệ cao toàn cầu. Nơi đây sẽ tham gia đào tạo 50.000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ cho ngành bán dẫn Việt Nam và thế giới.

Đất nước vững vàng trước nhiều khó khăn, thách thức- Ảnh 8.

Một mô hình trưng bày tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023. Ảnh: TTXVN

Việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam từng bước phát triển, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được ứng dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Năm 2023, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) của Việt Nam được xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57. Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40.

Việc đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp. Cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, bảo hộ thị trường hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là bảo hộ công nghệ, sản phẩm khoa học, công nghệ Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, hướng đến làm chủ công nghệ với kỳ vọng làm chủ thị trường trong nước và quốc tế.

https://vtv.vn/chinh-tri/dat-nuoc-vung-vang-truoc-nhieu-kho-khan-thach-thuc-20240208225250458.htm


Nguồn: vtv.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

11:05 , 21/12/2024

Chiều tối ngày 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng; đại diện các sở ngành, đơn vị liên quan.

Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa

Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa

11:04 , 21/12/2024

Tối ngày 20/12, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần hàng thuộc chương trình Hỗ trợ thông tin phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 tỉnh Sơn La. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa

Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa

23:01 , 20/12/2024

Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.

Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029

20:29 , 20/12/2024

Sáng ngày 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội đại biểu khoá VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 128 đại biểu là hội viên Hội người mù tỉnh.

Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển

Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển

20:28 , 20/12/2024

Năm 1994, thành phố Thanh Hoá được thành lập. Trải qua 30 năm phát triển, thành phố Thanh Hoá đã trở thành "đầu tàu" kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Trong lộ trình phát triển, thành phố Thanh Hoá đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368

Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368

20:14 , 20/12/2024

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ Binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368 đóng chân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111

20:10 , 20/12/2024

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 20/12, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, nhân viên, người lao động Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa

20:03 , 20/12/2024

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn vừa đến thăm, chúc mừng Tòa giám mục Thanh Hóa nhân dịp Lễ Giáng sinh sắp đến.

Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hoá khóa XXII nhiệm kỳ 2021 - 2026

Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hoá khóa XXII nhiệm kỳ 2021 - 2026

20:00 , 20/12/2024

Chiều ngày 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Thanh Hoá khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18. Đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hoá chủ trì và phát biểu khai mạc.

Hội nghị tổng kết công tác báo chí và trao giải Búa liềm vàng tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác báo chí và trao giải Búa liềm vàng tỉnh Thanh Hóa năm 2024

19:49 , 20/12/2024

Chiều ngày 20/12, Sở Thông tin và Truyền Thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị Tổng kết công tác báo chí, trao giải báo chí Búa liềm vàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các ban, sở, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài tỉnh.