Dấu ấn thời gian
Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, mảnh đất có nhiều danh nhân, khoa bảng, anh hùng, hào kiệt, góp phần làm rạng ngời sử sách, non sông. Nổi bật trong đó là nhà sử học Lê Văn Hưu - người được mệnh danh là “Ông tổ của nền sử học Việt Nam”. Bằng trí tuệ mẫn tiệp, ông đã soạn nên bộ “Đại Việt sử ký” lưu truyền cho muôn đời.
Theo sử sách ghi lại, Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học đầu tiên của nước ta, người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam. Ông là nhà sử học uyên bác, có phương pháp chép sử vững vàng, đồng thời là nhà giáo dục kiệt xuất, danh nhân văn hóa tiêu biểu.

Di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu
Từ nhỏ, ông đã thể hiện tư chất thông minh và có chí hướng lập công danh làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Năm 17 tuổi, Lê Văn Hưu thi đậu Bảng Nhãn trong khoa thi đầu tiên của nhà Trần, lấy danh vị Tam khôi. Sau khi thi đỗ, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều như: Kiểm pháp quan, Binh bộ Thượng thư, Hàn lâm Viện Học sĩ kiêm Quốc sử Viện Giám tu... Trong thời kỳ làm quan, Lê Văn Hưu được biết đến với học vấn uyên thâm, đức độ hơn người, luôn yêu thương dân chúng, chăm lo cho đời sống của nhân dân và cống hiến, phụng sự triều đình với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đất nước thái bình, thịnh trị.

Đặc biệt, Lê Văn Hưu là tác giả của bộ lịch sử nổi tiếng "Đại Việt sử ký", bộ sách gồm 30 quyển, trình bày lịch sử nước ta qua gần 15 thế kỷ (từ năm 207 trước Công nguyên đến năm 1244). "Đại Việt sử ký" ngay từ khi mới ra đời đã có đóng góp xứng tầm vào những kỳ công xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần đưa Vương triều Trần phát triển đến đỉnh cao huy hoàng. Lê Văn Hưu đã để lại cho dân tộc Việt Nam một bộ Quốc sử quý giá, là cơ sở quan trọng cho các sử gia sau này.
Di tích Lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu tọa lạc trên đất xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Từ xa xưa, Nhân dân địa phương vẫn quen gọi là đền thờ Lê Văn Hưu. Tổng thể ngôi đền xưa có quy mô rộng lớn, gồm tiền đường, hậu cung, gác chuông, hồ nước, giếng rồng, bia đá, cột đá và nhiều đồ thờ có giá trị khác. Năm 1990, Di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đền thờ Lê Văn Hưu là điểm đến linh thiêng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể con cháu họ Lê Việt Nam nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung. Đồng thời đây cũng là địa chỉ để giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, ý chí, tinh thần vượt khó của ông cha ta và lan toả tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt đạo lý Uống nước nhớ nguồn, tri ân tổ tiên với lòng thành kính và biết ơn nhà sử học Lê Văn Hưu - người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam.
Ông Đỗ Đức Thanh, Phó Chủ tịch xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá
Ở xã Thiệu Trung còn có câu lạc bộ Lê Văn Hưu gồm những cụ ông, cụ bà cao tuổi được kính trọng và có tiếng nói ở xã. Họ là những người thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm viếng, chăm sóc ngôi đền và nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy truyền thống giáo dục, tinh thần học tập vì ngày mai lập nghiệp của con cháu trên đất Thiệu Trung.
Ngoài khu đền chính, khu mộ nhà sử học Lê Văn Hưu cũng được người dân và du khách, hay thành viên của câu lạc bộ Lê Văn Hưu thường xuyên thăm viếng dâng hương vào các ngày lễ, tết hay chính hội. Khu mộ được xây dựng trong khuôn viên rộng rãi, quanh năm mát mẻ.

Ngày 26/12/2018, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu. Trên cơ sở đó, ngày 11/3/2019, UBND huyện Thiệu Hoá đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá. Mục tiêu đầu tư hoàn thiện công tác tu bổ và tôn tạo khu di tích nhằm tri ân những đóng góp của nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử phát triển của dân tộc, đồng thời xây dựng di tích trở thành địa điểm tưởng niệm, giáo dục truyền thống lịch sử gắn với mục tiêu phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể nói, nhà sử học Lê Văn Hưu vẫn luôn là một tấm gương sáng để lớp lớp người dân xứ Thanh tự hào và giáo dục cho các thế hệ con cháu noi theo. Hiện nay, ở huyện Thiệu Hóa, có một trường ngôi THPT được mang tên Lê Văn Hưu nhằm tưởng nhớ nhà Sử học lỗi lạc của dân tộc.

Hơn 700 năm đã trôi qua, kể từ ngày nhà sử học Lê Văn Hưu tạ thế. Song, những câu chuyện về nhà sử học Lê Văn Hưu vẫn được giáo dục cho các thế hệ học sinh; để hình thành trong các em lòng biết ơn tiền nhân, tiên tổ, đồng thời nỗ lực trong học hành, khoa cử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương.

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.