Dấu ấn thời kỳ Hùng Vương trong dòng chảy văn hóa xứ Thanh
Trong tâm thức của người dân Việt Nam, các đời Vua Hùng đã có công dựng nên Nhà nước đầu tiên với tên gọi Văn Lang và là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc. Vì lẽ đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và là "chất keo" gắn kết các thế hệ người dân Việt. Và trên mảnh đất xứ Thanh cũng còn lưu giữ nhiều huyền tích, dấu ấn về giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng này.
![]() |
Thanh Hóa là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ngay từ thời lập quốc, Thanh Hóa thuộc đất Cửu Chân, một trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Chính điều đó dã mang đến cho tục thờ và tín ngưỡng tâm linh của vùng đất xứ Thanh này nhiều dấu ấn sâu đậm, mà trong đó nổi bật là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn, biết ơn tiên tổ, tiền nhân đã tạo dựng nên non sông gấm vóc.
Trên vùng đất xứ Thanh, nơi nền văn minh rực rỡ thời các vua Hùng tỏa sáng từ thời kỳ tiền kim khí và văn hóa Đông sơn, nơi có biển có rừng gắn với truyền thuyết cha Lạc Long Quân, mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng hồng - trăm trứng với 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển lao động, dựng xây để làm nên non sông đất Việt, trong đó có những người con tài giỏi của cha Rồng, mẹ Tiên sau này trở thành Vua Hùng. Tín ngưỡng và tục thờ mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân ngày nay vẫn bắt gặp ở các làng quê tỉnh Thanh từ miền non cao đến vùng biển rộng, hiện hữu các đền miếu thờ mẹ Âu Cơ trên địa bàn cư trú của đồng bào Mường ở xã Xuân Du, khu di tích Phủ Na (Như Thanh), Điền Trung (Bá Thước) và xưa kia thờ ở thôn Bản Định, huyện Mỹ Hóa... Thờ cúng Lạc Long Quân ở một số làng ven biển các xã Nga Phú, Nga Bạch (Nga Sơn), Hải Hà, Hải Yến (Tĩnh Gia)...
Di tích thờ cúng Hùng Vương và những tướng lĩnh cùng thời trên đất xứ Thanh ngày nay còn lại không nhiều, nhưng qua một số di tích được người dân đời nối đời thờ phụng cũng cho thấy khá rõ lòng tri ân, tưởng nhớ tiền nhân, hướng về cọi nguồn dân tộc của các thế hệ người dân tỉnh Thanh.
![]() |
Trên mảnh đất xứ Thanh những di tích, huyền tích về câu chuyện từ thời đại Hùng Vương còn lại, đó là Đền thờ thần Đồng cổ (thuộc làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định). Ngôi đền được xây dựng cách hậu thế hàng nghìn năm và là di tích linh thiêng bậc nhất thờ thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần trống đồng, vị thần đã hiển linh giúp Vua Hùng đánh giặc. Sách xưa còn chép lại giai thoại đầy ly kỳ. Khi Hùng Vương thứ nhất đem quân xuống phương Nam dẹp giặc Hồ Tôn, đã dừng chân ở thôn Khả Lao (làng Đan Nê ngày nay). Một đêm vua nằm mộng thấy vị thần tự xưng là thần núi Đồng Cổ hiển linh báo với nhà vua rằng, dưới chân núi có trống đồng làm linh khí đuổi giặc. Khi xung trận, giữa lúc hai bên đang giao tranh quyết liệt, thì từ không trung bỗng vọng lên tiếng trống đồng như hối thúc, cổ vũ và tiếp thêm nhuệ khí để vua tôi xông lên, đánh tan kẻ thù.
Huyền tích từ thời Hùng Vương còn lưu giữ tại Đền Hổ Bái, tọa lạc trên đất trang Chân Bái, phủ Thiệu Thiên (nay là xã Yên Bái, huyện Yên Định). Đền thờ vị Lạc hầu có tên huý là Hợp Lang, người con thứ 11 của Lạc Long Quân. Đền thờ Mai An Tiêm xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, một “nhân vật cổ tích” của thời đại Hùng Vương gắn với sự tích quả dưa hấu, người đã khai phá và hình thành nên vùng đất cửa biển Nga Sơn ngày nay. Mai An Tiêm đã được hậu thế ngày nay đã tôn vinh là vị thủy tổ họ Mai trên vùng đất biển Nga Sơn.
![]() |
Cùng với các di tích phụng thờ Vua Hùng, trên đất tỉnh Thanh còn có một số di tích là các vị tướng lĩnh đã cùng vua Hùng có công lập quốc như: Quang Tế, Linh Thông được thờ ở xã Vân Trai, huyện Cẩm Thủy; Quý Minh tôn thần có 9 làng ở các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia thờ phụng; Ấp Lãng Chân Nhân tôn thần thờ ở thôn Hà, thôn Ngoại, phối thờ cùng với Mai An Tiêm ở đền thờ xã Nga Phú (Nga Sơn). Di tích thờ Thánh Gióng ở làng Yến, xã Thạch Lập, thuộc Mường Lập, huyện Ngọc Lặc. Trong số các di tích phụng thờ các vị tướng thời Hùng Vương phải kể đền di tích thờ Phan Nhạc tôn thần ở xã Hà Bắc, đình Ngọc Đới xã Hà Thanh, đền Hạ xã Hà Tiến (Hà Trung) tôn vinh Phan Tây Nhạc, vị tướng tài cùng vua Hùng đánh tan kẻ thù hung bạo...
Dấu ấn thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa, có lẽ không chỉ thể hiện ở một số di tích, sự tích hay tín ngưỡng liên quan đến tục thờ cúng vua Hùng và các tướng lĩnh cùng thời, mà cùng với thời gian, những giá trị của cội nguồn dân tộc đã trở thành dòng văn hóa lưu chảy trong mỗi con người trên mảnh đất Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.
Ngày nay, tục thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng không biên giới, có sức sống mãnh liệt và giàu giá trị. Tín ngưỡng ấy đang góp phần gắn kết con người Việt Nam bằng niềm tự hào con Lạc cháu Hồng chung một nguồn cội và bằng tinh thần thời đại đã được Bác Hồ khẳng định “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
BT Minh Hương
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 khai mạc vào tối 24/4
Theo UBND thị xã Nghi Sơn, Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa” dự kiến sẽ khai mạc vào lúc 20h00, ngày 24/4/2025 tại Quảng trường Biển, Khu du lịch Biển Hải Hòa với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch hấp dẫn.

Nghi Sơn sẵn sàng cho lễ hội du lịch biển 2025
Để chào đón mùa hè 2025, vào 20h ngày 24/4 tới đây tại sân khấu Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra Lễ khai mạc lễ hội du lịch biển Nghi Sơn. Cùng với đó, hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương để phục vụ du khách.

Ra mắt Chi hội hát văn, hát chầu văn huyện Thiệu Hóa
Ngày 20/4, Lễ ra mắt Chi hội hát văn, hát chầu văn huyện Thiệu Hóa đã được tổ chức. Đây là Chi hội trực thuộc Câu lạc bộ hát văn, hát chầu văn tỉnh Thanh Hóa.

Chiếu phim lưu động về thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam
Tối ngày 20/4, Trung tâm Xúc tiến du lịch và văn hóa, điện ảnh tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Nông Cống tổ chức Chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

Có gì “hot” tại Lễ hội biển Sầm Sơn năm 2025?
Vào 20h ngày 26/4/2025, tại quảng trường biển thành phố Sầm Sơn sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển mang chủ đề “Sầm Sơn - Khát vọng tỏa sáng”. Sự kiện được tổ chức ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4, không chỉ mang đến một đêm hội nghệ thuật bùng nổ cảm xúc mà còn là nghi thức khai màn mùa du lịch hè sôi động tại phố biển năm nay.

“Yêu lắm Việt Nam” – Công nghệ kết nối di sản
Báo Nhân Dân vừa công bố Dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.

Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam
Trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13, Booking.com vừa công bố Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam.

Khai trương Lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2025
Tối 19/4, Ủy ban Nhân dân huyện Hoằng Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề “Hải Tiến - Khát vọng toả sáng”. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương trong tỉnh, cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%
Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22
Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.