ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

Từ thời các vua Hùng, Thanh Hóa có tên gọi Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Bởi vậy, từ rất sớm, văn hóa thời kỳ Hùng Vương đã để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh. Không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ mà Thanh Hóa còn có hệ thống di tích phong phú trải khắp từ miền xuôi, lên miền ngược liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nhân vật lịch sử, truyền thuyết thời kỳ các vua Hùng. Ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, từ khắp mọi miền Tổ quốc, mọi người dân Việt Nam đều thành tâm hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc, xây dựng và bảo vệ non sông.

Cẩm Tú – Xuân Sơn

18/04/2024 19:40

Những ngày này, cán bộ, Nhân dân xã Yên Thọ, huyện Yên Định đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ năm 2024. Từ bao đời nay, ngôi đền thiêng thờ thần Đồng Cổ đã trở thành niềm tự hào của các thế hệ người dân nơi đây.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 1.

Tương truyền, khi Hùng Vương thứ nhất đem quân xuống phương Nam dẹp giặc Hồ Tôn, đã dừng chân ở thôn Khả Lao, nay là làng Đan Nê, xã Yên Thọ. Một đêm vua nằm mộng thấy vị thần tự xưng là thần núi Đồng Cổ hiển linh báo với nhà vua rằng, dưới chân núi có trống đồng làm linh khí đuổi giặc.

Khi xung trận, giữa lúc hai bên đang giao tranh quyết liệt, thì từ không trung bỗng vọng lên tiếng trống đồng như hối thúc, cổ vũ và tiếp thêm nhuệ khí để vua tôi xông lên, đánh tan kẻ thù. Thắng giặc trở về, khi qua bộ Cửu Chân, nhà vua đã hạ chiếu sắc phong thần núi Khả Lao là Đồng Cổ Đại vương, sai quan quân dựng đền thờ ngay cạnh chân núi và lệnh cho Nhân dân trong vùng hằng năm tổ chức tế lễ trọng thể. Về sau, thần Đồng Cổ nhiều lần hiển linh giúp vua đánh giặc và được nhiều triều đại nối tiếp suy tôn.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 2.

Ngày nay, Đền Đồng cổ đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo và lễ hội đền Đồng cổ được duy trì tổ chức hằng năm vào ngày 15/3 âm lịch, là dịp để hậu thế bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần có công bảo hộ xã tắc.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 3.

Ông Hà Văn Thanh, Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết, Đền Đồng cổ nổi tiếng linh thiêng, vì vậy cứ đến ngày lễ, con cháu ở các xã sẽ về đây để dâng nén hương bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần có công bảo hộ xã tắc.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 4.

Ông Lê Phi Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Phi Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời Hùng Vương. Để gìn giữ và phát huy giá trị di tích, chúng tôi đã tuyên truyền và quảng bá hình ảnh Đền Đồng Cổ. Cùng với đó, huyện đã quan tâm và chỉ đạo đối với việc thực hiện trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di sản Đền Đồng Cổ."

Cũng trên vùng đất Yên Định, liên quan đến thời kỳ Hùng Vương có đền Hổ Bái, tọa lạc trên đất Chân Bái, phủ Thiệu Thiên xưa, nay là xã Yên Trường. Đền thờ vị Lạc hầu có tên huý là Hợp Lang, người con thứ 11 của Lạc Long Quân.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 5.

Đền Hổ Bái, xã Yên Trường, huyện Yên Định

Trải qua hàng nghìn năm, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, những di sản văn hóa vô giá từ thời Hùng Vương đã và đang được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương qua các thời kỳ quan tâm gìn giữ. 

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa- Ảnh 6.

Đền thờ đức vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu

Nhiều di tích đã được xếp hạng là di tích quốc gia, trở thành những điểm đến linh thiêng trên hành trình về nguồn của Nhân dân và du khách gần xa, như Đền thờ đức vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu, ở thành phố Sầm Sơn, Đền thờ Mai An Tiêm, ở huyện Nga Sơn…

Ông Lê Văn Vui, Thủ từ Đền An Dương Vương và Mỵ Châu, phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sự hiện diện của những giá trị văn hóa được kết tinh, gìn giữ từ nghìn đời càng khiến mỗi người dân Thanh Hóa nói riêng, người Việt Nam nói chung thêm tự hào về nguồn gốc tổ tiên, nòi giống Lạc Hồng.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

12:08 , 29/06/2024

Sau một thời gian khẩn trương hoàn thiện, Sun World Sầm Sơn đã đảm bảo đủ các điều kiện để chính thức đưa vào vận hành các tổ hợp trò chơi tại Công viên nước vào ngày 30/6, kịp thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong mùa du lịch hè 2024.

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

11:36 , 29/06/2024

Tối 28/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn.

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

08:46 , 29/06/2024

6 tháng đầu năm 2024, Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã đón và phục vụ trên 132.000 lượt khách tham quan, đạt 82,7% kế hoạch năm.

Hồ trên núi

Hồ trên núi

16:34 , 28/06/2024

Hồ Sông Mực còn được gọi là hồ Bến Mẩy, nằm tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Sở dĩ có tên gọi này là vì đập Bến Mẩy đắp ngăn sông Mực vào năm 1977 để nước dâng thành hồ thuỷ lợi. Hồ Sông Mực phục vụ nước tưới cho gần một nghìn héc ta đất nông nghiệp. Hiện nay Hồ Sông Mực thuộc Vườn Quốc gia Bến En. Với sự bảo tồn và khai thác hợp lí, nơi đây đã hình thành nên một vùng sinh thái đa dạng, in đậm nét nguyên sơ trong trẻo của thiên nhiên ban tặng cùng với bàn tay gìn giữ kiến tạo từ con người.

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

08:31 , 28/06/2024

Theo thống kê từ UBND huyện Hoằng Hóa, 6 tháng đầu năm 2024, du lịch huyện Hoằng Hóa đón được hơn 400 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đạt 138% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ước đạt trên 500 tỷ đồng.

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

20:02 , 27/06/2024

Tối 27/6, tại Quảng trường Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

14:53 , 27/06/2024

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá và các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

08:46 , 27/06/2024

4 món ăn quen thuộc của người Việt Nam là: Bún chả, cơm tấm sườn, nem lụi, thịt kho tàu vừa được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đề xuất trong top 100 món ăn từ thịt ngon nhất thế giới.

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

08:43 , 27/06/2024

Từ nay đến hết ngày 21/7, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế diễn ra triển lãm “Cổ vật hội tụ” quy tụ gần 150 cổ vật quý hiếm được chế tác dưới Triều Nguyễn.

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

20:01 , 26/06/2024

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành (27/6/1974 - 27/6/2024), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã làm tốt chức năng tập hợp, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, các thế hệ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã nỗ lực lao động sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.