Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc
Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Nấc cụt rất phổ biến và có thể biến mất sau một vài mẹo nhỏ. Nhưng nếu bạn nấc thường xuyên sau bữa ăn, đó có thể là biểu hiện của bệnh lý:
Bệnh đường tiêu hóa
Nếu thường xuyên bị ợ hơi sau khi ăn và hơi thở có mùi khó chịu, bạn cần đề cao cảnh giác. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có vấn đề gì về dạ dày không.
Ảnh minh họa: News-medical
Đột quỵ
Bạn nên để tâm nếu trong gia đình có người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, mạch máu não khi họ đột ngột bị nấc cụt, thị lực giảm sút. Lúc này, bạn phải đưa người nhà tới bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ không thể bỏ qua. Nếu cứu chữa kịp thời, tác hại của đột quỵ có thể khắc phục đáng kể.
Ung thư tim
Ung thư tim nguyên phát là căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng tiên lượng rất xấu. Lý do là bệnh có biểu hiện giống một số vấn đề tim mạch. Ngoài ra, tế bào cơ tim đã biệt hóa gần như hoàn toàn nên khó thay thế, phục hồi.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư này bao gồm nấc cụt, khó nuốt, khó chịu vùng bụng trên.
Cách để giảm bớt nấc cụt thông thường:
- Nín thở
Nếu bạn đã no và bị nấc sau khi ăn, bạn có thể giảm bớt bằng cách nín thở vào lúc này. Bạn nín thở và giữ khoảng 20 giây, sau đó thở ra. Sau một vài vòng nín thở - thở ra, chứng nấc cụt có thể được loại bỏ.
- Uống nước
Nấc cụt không thể ngừng nếu bạn đã no, bạn có thể sử dụng cách nuốt để giảm bớt và tốt nhất là uống nước. Hãy từ từ nuốt từng ngụm nước nhỏ.
- Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá no, nhất là đối với một số bệnh nhân bị trào ngược axit, sẽ có tác dụng ngăn chặn cơn nấc cụt hiệu quả. Bạn chỉ nên ăn no khoảng 80% Đây cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe.
- Không ăn quá nhanh
Tốc độ ăn quá nhanh dẫn tới bạn nuốt quá nhiều không khí, dễ bị nấc cụt. Để tránh điều này xảy ra, hãy nhai chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây nấc cụt
Muốn không bị ợ hơi, bạn phải giảm bớt những thực phẩm sinh khí, phổ biến nhất là đồ uống có ga, các loại hạt, cà rốt, củ cải trắng, hành tây… Tất nhiên bạn không cần từ bỏ những thực phẩm này. Nhưng nếu đã no và bị nấc, bạn cần phải gia giảm lượng hợp lý.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.