Đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
(TTV) - Hiện nay, các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, thúc đẩy nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới mục tiêu số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 20 – 25% mỗi năm.
Những cột sóng mới được đầu tư nhằm mở rộng mạng lưới kết nối internet, phủ sóng di động…Hơn 500 điểm đăng ký dịch vụ nạp, rút tiền cho khách hàng, 6000 điểm chấp nhận thanh toán trực tuyến VNPT Money tại các cửa hàng, đơn vị kinh doanh. Phát triển các nền tảng công nghệ như trí tuệ nhân tạo, big data… để nhận biết và xác thực khách hàng đăng ký trực tuyến sử dụng dịch vụ mobile – money… Đây là những giải pháp đầu tư đang được viễn thông Thanh Hóa triển khai, nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện đã có hơn 150 nghìn khách hàng cài đặt, sử dụng nền tảng thanh toán trực tuyến của VNPT Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc kinh doanh VNPT Thanh Hóa cũng cho biết thêm: VNPT được cho phép triển khai mobile money, đây là điều kiện tốt để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, về mặt hạ tầng, VNPT đã xây dựng các ứng dụng trên app điện thoại để người dùng một cách đơn giản thuận tiện nhất, VNPT cũng đang hỗ trợ các đơn vị giáo dục, y tế, hành chính công thực hiện nâng cấp đường truyền để các nền tảng có tốc độ sử dụng tốt và an toàn nhất.
Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã chú trọng nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đảm bảo tính kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế. Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ như: lắp đặt hơn 310 máy ATM, gần 1000 máy chấp nhận thanh toán thẻ POS… Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang chú trọng xây dựng hạ tầng số, tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng, phát triển ngân hàng điện tử để người dân thuận tiện trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
Bà Lê Thị Kim Anh, thành phố Thanh Hóa chia sẻ “hiện nay ngân hàng đã đầu tư rất nhiều công cụ để có thể thanh toán được như quét QR, hoặc thanh toán thẻ mà không cần mang tiền mặt, đặc biệt các thanh toán điện tử như điện, nước, mình có thể thanh mọi lúc, mọi nơi, rất là tiện lợi”. Bà Lê Thị Hồng, Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Thanh Hóa cũng cho biết “Chúng tôi sẽ nâng cấp và đầu tư thêm các hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đó là các ứng dụng điện tử cài đặt trên điện thoại, máy tính, thứ 2 đầu tư hệ thống Pos, ATM, mã code cá nhân, thứ 3 phát hành thẻ có tính năng ưu đãi, mong muốn hỗ trợ tối đa cho người dân trong thanh toán không dùng tiền mặt”.
Mặc dù hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt luôn tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên, hầu hết mới chỉ tập trung tại các khu đô thị, trung tâm thị tứ, thị trấn. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ còn rất hạn chế. Thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến. Thực tế này, đòi hỏi các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ. Đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng, phục vụ các phương thức thanh toán điện tử về khu vực nông thôn miền núi./.
Thanh Thảo – Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 29.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.