Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Sau nhiều nỗ lực đưa internet vào Việt Nam, ngày 19/11/1997, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Cổ phần Netnam là những đơn vị đầu tiên được cung cấp dịch vụ internet. Theo thống kê, vào năm 1997, Việt Nam chỉ có khoảng hơn 200.000 người sử dụng internet. Năm năm sau, có khoảng 3 triệu người (tương đương 4% dân số cả nước) sử dụng mạng. Năm 2007, Việt Nam có gần 20 triệu người dùng mạng, tăng gấp gần 7 lần và chiếm khoảng 24% dân số cả nước. Đến tháng 1/2024, Việt Nam có 78,44 triệu người sử dụng internet tương đương 79,1% dân số. Hiện ước tính, người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới internet và tỷ lệ người dùng ở Việt Nam sử dụng internet hằng ngày lên tới 94%.
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Trong khuôn khổ Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động.
Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì chưa chuyển lên 4G
Đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Những thuê bao này đang bị khóa 2 chiều.
Ứng dụng mô hình nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình sản xuất được trồng trong nhà màng, nhà lưới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp và nhà trường để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.