Đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đạt tiêu chí nông thôn mới
(TTV) - Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ kích cầu của cấp trên, các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã huy động thêm các nguồn lực khác đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo tiêu chí số 2 trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nông thôn.
Cùng với chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh, các địa phương đã kích cầu nguồn ngân sách xã, huy động nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh đã huy động được 740 tỷ đồng, 530.000 ngày công lao động để thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa 680 km đường giao thông nông thôn. Nhiều huyện có phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn hiệu quả như: Đông Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Nga Sơn...
Theo Bản tin THNM/TTV
Đọc thêm
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa kết nối giao thương
Ngày 17/12, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đoàn thăm và làm việc với các doanh nghiệp hội viên trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung nhằm kết nối thông tin, liên kết hợp tác, xúc tiến giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp cùng phát triển.
Thị xã Bỉm Sơn tập trung phát triển hạ tầng đô thị
Để thực hiện mục tiêu đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp hiện đại và văn minh, là trung tâm vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Một trong những giải pháp mà cấp ủy, chính quyền thị xã đang nỗ lực thực hiện đó là phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thanh Hóa: Doanh nghiệp FDI thưởng Tết cao nhất 410 triệu đồng
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về tình hình lao động, tiền lương năm 2024; kế hoạch thưởng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Thanh Hóa kết nối giao thương, mở rộng thị trường
Hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại được các doanh nghiệp Thanh Hóa đánh giá là cơ hội tốt để tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Do đó, thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh luôn chú trọng đến hoạt động kết nối giao thương với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có thị trường các tỉnh khu vực miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi khu vực miền núi
Những ngày này, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến Thanh Hóa. Nhiệt độ giảm sâu vào ban đêm và sáng sớm đã gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi tại các huyện miền núi. Với đặc thù địa hình vùng núi cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các địa phương khác, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống đói rét cho vật nuôi.
Xã Hải Long, huyện Như Thanh đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
Xã Hải Long, huyện Như Thanh vừa tổ chức lễ công bố quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Dấu ấn hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch của tỉnh Thanh Hoá trong năm 2024
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chú trọng các hoạt động đối ngoại trong và ngoài nước, tạo đột phát trong phát triển thương mại, quảng bá tiềm năng, lợi thế cũng như hình ảnh đất và người xứ Thanh đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
Áp dụng tự động hóa nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các doanh nghiệp sản xuất đã đẩy mạnh việc ứng dụng, cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Thanh Hóa có hơn 3.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, vốn điều lệ đăng ký đạt 22.092 tỷ đồng, vốn điều lệ đăng ký bình quân đạt 7,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; trong đó: có 2.662 công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 85,7%; 416 công ty cổ phần, chiếm 13,4%; 29 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 0,9%.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.