Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính có vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cá nhân. Thông qua chuyển đổi số, các thủ tục hành chính trở nên minh bạch hơn do thông tin được lưu trữ trên hệ thống điện tử, đảm bảo tính toàn vẹn và không thể bị thay đổi. Chính vì vậy, thời gian qua, Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.
Năm 2024, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết Thủ tục hành chính trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 93,5%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 96%. Những kết quả này của Thanh Hóa đều cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của cả nước. Thông qua việc số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đã giúp làm giàu, làm sạch, làm sống dữ liệu của các cơ sở dữ liệu chung và hình thành các kho dữ liệu lớn phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Chính vì vậy mà tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa của toàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024 đạt 59,3%.

Chị Vũ Hoa Hồng, thôn Liêm Chính, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Chị Vũ Hoa Hồng, thôn Liêm Chính, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi trả bằng kết quả chứng thực điện tử, chúng ta có thể lưu vào trong điện thoại, máy tính, email. Đi bất kỳ đâu, chúng ta cũng có thể mở ra dùng giấy tờ đấy. Tôi thấy rất tiện".

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính cũng đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong cách thức các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công đến người dân. Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Thanh Hóa đang cung cấp 1.782 dịch vụ công trực tuyến; trong đó có 740 dịch vụ công trực tuyến một phần và 1.042 dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Chuyển đổi số đã giúp tăng tốc độ xử lý thông tin và giảm thiểu thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính so với việc thực hiện thủ công, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong giải quyết công việc. Năm 2024, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn trên toàn tỉnh đạt 99,5%.

Bà Trịnh Lê Thủy, Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Bà Trịnh Lê Thủy, Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hướng tới sự hài lòng của người dân và các tổ chức, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành rà soát các nhiệm vụ cụ thể, thông báo các nhiệm vụ đến hạn, hạn chế các nhiệm vụ chậm hạn. Chúng tôi tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo để người dân có thể làm thủ thủ hành chính bất kỳ ở đâu, thời gian nào".
Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024. Trên cơ sở kết quả bảng xếp hạng này có thể thấy, địa phương nào quan tâm đến công tác chuyển đổi số, đẩy mạnh chính quyền số đều xếp thứ hạng cao trong cải cách hành chính. Chính vì vậy, gắn chuyển đổi số với công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ lâu dài mà các địa phương phải luôn nỗ lực, kiên trì thực hiện song hành. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.


Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.