Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch
Khởi động cùng mùa du lịch, các đơn vị, chủ thể sản xuất sản phẩm Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường. Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng, các chủ thể sản xuất còn quan tâm da dạng hóa mẫu mã sản phẩm theo hướng làm quà tặng cho khách du lịch.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 485 sản phẩm OCOP, trong đó có đến 75% sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và thảo dược có thể làm quà tặng cho khách du lịch.
Cùng với tăng sản lượng, đảm bảo số lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường, các cơ sở sản xuất còn chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, làm phong phú các mặt hàng, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Các chủ thể sản xuất còn chủ động kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm.
Ông Trương Quốc Thắng, Cơ sở nem chua Sinh Tuyến, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Sản phẩm OCOP nem chua Sinh Tuyến đượckhách hàng ghi nhận. Mặc dù lượng khách du lịch rất đông mua nem chua nhưng cơ sở vẫn giữ được giá ổn định, đảm bảo được uy tín và chất lượng cho người tiêu dùng".
Với nhiều mặt hàng khác nhau, sản phẩm OCOP của Thanh Hóa đã làm phong phú thị trường hàng hoá phục vụ mùa du lịch năm nay, giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn.
Ngay từ đầu mùa hè, một số địa phương có các điểm du lịch trong tỉnh đã tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại. Đây cũng được xem là cơ hội để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm Ocop Thanh Hóa vươn xa hơn.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn phục vụ Tết
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Nhu cầu về thực phẩm của người dân trong dịp Tết năm nay được dự báo tăng khoảng 20 – 30%. Thời gian này, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Từ ngày 1/1/2025, giá vé máy bay nội địa tối đa tới 4 triệu đồng/vé
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 44 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Xuất khẩu 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%, xuất siêu trên 20 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024 ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023; trong đó xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8%. Với kết quả này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với năm 2024, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước vượt mốc 2 triệu tỷ đồng
Ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP.
Bộ Tài chính bãi bỏ hàng loạt thông tư về tài chính đất đai
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89 bãi bỏ toàn bộ 12 Thông tư và bãi bỏ một phần của 1 thông tư khác trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.
Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường
Năm 2024, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhiều nông sản Việt tiếp tục chinh phục thành công những thị trường mới, nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.
Xuất nhập khẩu sang khu vực châu Á, châu Phi đạt 520 tỷ USD
Bộ Công thương cho biết, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 520 tỷ USD, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 và nhiều năm tới.
Quảng Xương phấn đấu DDCI nằm trong top đầu của tỉnh trong năm 2025
Chiều ngày 2/1, huyện Quảng Xương đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2025.
Tăng giá trị sản xuất ngành mía đường Thanh Hóa
Niên vụ 2024 - 2025 diện tích, năng suất mía các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng. Cùng với đẩy mạnh đầu tư thiết bị công nghệ dây chuyển chế biến, các doanh nghiệp sản xuất mía đường đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất ngành mía đường.
Bước đột phá trong thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa
Trên 56 nghìn 400 tỷ đồng là tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024. Đây là số thu cao nhất của tỉnh từ trước đến nay. Với kết quả này, Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, con số trên là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.