Đẩy mạnh sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong thực hiện thủ tục khám chữa bệnh
Việc triển khai thực hiện công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNeID) trong gần một năm qua đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân và cả các cơ sở khám, chữa bệnh. Đa số người dân khi đi khám chữa bệnh đều sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy.
Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành mỗi ngày đón tiếp gần 400 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh. Trước đây, khi đến làm thủ tục, người dân phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế giấy và giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.

Từ cuối năm 2022, sau khi đồng bộ thông tin dữ liệu BHYT với dữ liệu quốc gia về dân cư và được tích hợp trong căn cước công dân gắn chíp, người dân chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân là có thể làm thủ tục khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đến nay, tại bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành đã có khoảng 80% bệnh nhân đến làm thủ tục sử dụng thành công căn cước công dân gắn chíp khi làm thủ tục khám chữa bệnh thay cho thẻ BHYT giấy.

Bác sỹ CKI Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Bác sỹ CKI Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã triển khai tuyên truyền cho người dân biết và sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy, đến nay đa số người dân đã biết và thực hiện".
Tính đến tháng 10/2023, toàn tỉnh có khoảng 4 triệu lượt người đến khám và điều trị bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh; số tiền chi trả BHYT là khoảng 3.500 tỷ đồng. Hiện nay, Thanh Hóa đã đồng bộ được trên 3 triệu 100 nghìn thông tin định danh cá nhân trên căn cước công dân với thẻ BHYT, đạt tỷ lệ 97%. Một số địa phương có tỷ lệ xác thực cao là: Thọ Xuân, Bỉm Sơn, Quan Sơn, Nông Cống, Ngọc Lặc.

Về lâu dài, 100% số người tham gia bảo hiểm y tế sẽ tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh sẽ phổ cập hoàn toàn, giúp minh bạch thông tin, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tiếp đón, tạo thuận tiện cho người dân.

Thạc sỹ Lê Đình Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc
Thạc sỹ Lê Đình Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc cho biết: " Hiện nay có đến 90% người dân tại huyện Vĩnh Lộc đi khám điều trị đã sử dung thành công căn cước công dân thay cho thẻ BHYT giấy. Điều đó vừa thuận tiện cho người dân vừa giảm áp lực cho bộ phận tiếp nhận thủ tục, yêu cầu khám chữa bệnh".
Có thể thấy, việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNeID) đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân và cả các cơ sở khám, chữa bệnh, tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn một số hạn chế. Mặc dù đông đảo người dân cảm thấy thuận tiện khi sử dụng thẻ căn cước công dân để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp người bệnh chưa quen việc khám chữa bệnh theo hình thức này hoặc nhiều người cao tuổi chưa thực hiện tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào căn cước công dân.

Bên cạnh đó, tại một số cơ sở khám chữa bệnh các đầu quét mã vạch (QRcode) bị lỗi; Kích thước QRcode trên thẻ chíp có diện tích nhỏ, căn cước công dân bị mờ, xước hoặc đọc được nhưng bị lỗi phông chữ đối với các chữ tiếng Việt có dấu. Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã chưa được trang bị đầu quét QRcode... Những hạn chế, vướng mắc này đang được ngành y tế chỉ đạo từng bước được khắc phục, đảm bảo thông suốt trong thời gian tới.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.