Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới xây dựng chính quyền số
(TTV) - Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát và lây lan mạnh khiến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền gặp không ít khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đó đã cho thấy hiệu quả rõ rệt từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin mà tỉnh Thanh Hóa kiên trì thực hiện nhiều năm qua, tạo nên hàng loạt kết quả đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số với trọng tâm là người dân và doanh nghiệp.
![]() |
Tháng 9/2020, Thanh Hóa trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện làm việc trên môi trường mạng ở cả 3 cấp chính quyền: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng; tỷ lệ ký số cá nhân đạt trên 98,5%; tỷ lệ ký số cơ quan đạt trên 99%, ước tiết kiệm gần 85 tỷ đồng chi phí hành chính và gửi, nhận văn bản.
![]() |
Năm 2021 cũng là năm ghi dấu lần đầu tiên, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại Thanh Hóa đã kết nối từ Trung ương đến cấp xã với 600 điểm cầu. Với hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, những chỉ đạo quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19, những nội dung trọng điểm trong các Nghị quyết lớn của Trung ương, của tỉnh đã được chuyển tải gần như trực tiếp đến cán bộ và nhân dân. Dù dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, công tác chỉ đạo, điều hành tại tỉnh Thanh Hóa chưa từng bị gián đoạn.
Bằng những kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thí điểm chuyển đổi số ở 3 xã: Hà Sơn, huyện Hà Trung, Nga An, huyện Nga Sơn và Yên Thọ, huyện Như Thanh và bước đầu đã đem lại những thay đổi tích cực.
Xác định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là giải pháp then chốt để hiện đại hóa nền hành chính, tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2021, 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã được số hóa khi tiếp nhận, 100% thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm được thiết lập quy trình điện tử trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu, thực hiện hồ sơ trực tuyến cũng như theo dõi quá trình xử lý hồ sơ chỉ với thiết bị có kết nối internet.
Ngày 10/11/2021 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 06 về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó nêu rõ, đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và đến năm 2030, nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số. Đây là những mục tiêu rất cao, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự tiên phong, đi đầu của ngành Thông tin và Truyền thông.
![]() |
Xây dựng chính quyền số là hướng đi không thể khác nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang đặt kỳ vọng rất lớn vào những nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa, nhằm xây dựng thành công nền hành chính phục vụ, triệt tiêu tình trạng sách nhiễu, phiền hà của cán bộ công quyền, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, để Thanh Hóa luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước./.
Theo Tuyết Hạnh – Linh Sơn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 3/2
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.