Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã ứng khoa học công nghệ, giúp các địa phương trong tỉnh quản lý đất đai toàn diện, thông suốt hiệu quả, tăng mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để giúp công dân thuận tiện trong việc nộp hồ sơ thủ tục đất đai trực tuyến, tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Yên Định đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, toàn bộ hồ sơ đất đai đều được tiếp nhận, giải quyết trên môi trường điện tử. Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện đã được xây dựng, khai thác và vận hành hỗ trợ đắc lực cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống này sẽ giúp cập nhật dữ liệu biến động đất đai, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu về thông tin thửa đất chính xác, kịp thời; hỗ trợ đắc lực cho các ngành chức năng trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Anh Trịnh Đình Lợi, Thị Trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tôi đến đây làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được cán bộ hướng dẫn thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến, tôi thấy rất nhanh gọn và trả kết quả đúng hẹn".

Ông Lê Đình Việt, Công chức địa chính Thị Trấn Quán Lào, huyện huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Đình Việt, Công chức địa chính Thị Trấn Quán Lào, huyện huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Việc số hóa hồ sơ địa chính nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong việc tiếp cận thông tin và bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực đất đai".
Tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, nếu như trước đây, cán bộ địa chính tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực đất đai là bản giấy, thành phần hồ sơ nhiều, bản vẽ khổ in lớn… thì nay tất cả các hồ sơ thông tin về đất đai của các hộ gia đình đều đã được số hoá sang bản điện tử. Trên cơ sở dữ liệu số hóa đã có, tất cả các thông tin về thửa đất của các hộ gia đình đã được cập nhật đầy đủ, chính xác, có chữ ký số của chính quyền địa phương. Khi cần giải quyết các thủ tục về đất đai, cán bộ địa chính có thể tiếp nhận hồ sơ của công dân dưới dạng dữ liệu đã được số hóa thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên ứng dụng VneID. Qua đó, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, rút ngắn thời gian hoàn thiện các thủ tục hành chính về đất đai. Người dân có thể chủ động kiểm tra kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng mã số hồ sơ được cấp. Việc hoàn thiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân giảm từ 3 đến 5 ngày.

Ông Nguyễn Ngọc Yên, Thôn Ân Mọc, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Trên cơ sở dữ liệu số hóa đã có, cán bộ địa chính giải quyết thủ tục chỉ cần nhập thông tin của chủ sử dụng đất là hoàn thiện hồ sơ không cần phải khai báo, nộp các loại giấy tờ khác như lần trước, công dân chúng tôi rất hài lòng".

Ông Trịnh Ngọc Hùng, Công chức địa chính xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Ngọc Hùng, Công chức địa chính xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giảm nhiều thời gian, chi phí, cán bộ địa chính không cần rà soát, kiểm tra lại các thông tin về lô, thửa đất, người sở hữu. Công tác giải quyết thủ tục thuận lợi, nhanh chóng".
Hiện nay, việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số đối với lĩnh vực đất đai đang được cấp uỷ, chính quyền các địa phương chú trọng thực hiện. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh các huyện đã đưa vào khai thác sử dụng hệ thống thông tin có tính chuyên môn hóa cao, hạ tầng công nghệ thông tin, mạng LAN có kết nối Internet phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi để liên thông, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị. Toàn bộ thông tin hồ sơ địa chính khi thực hiện thủ tục hành chính đều được quét mã số, nhập dữ liệu vào hệ thống để xử lý, cập nhật, chỉnh lý và lưu trữ; công nghệ thông tin được ứng dụng vào tất cả các khâu công việc của quá trình giải quyết thủ tục hành chính như: tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và giải quyết hồ sơ đều được tập trung kết nối liên thông giữa các cấp, cho phép cán bộ quản lý tra cứu, cập nhật thường xuyên; đồng thời giám sát, tháo gỡ khó khăn trong công tác cải cách hành chính, số hóa lĩnh vực quản lý đất đai tại cơ sở.


Ông Lê Ngọc Quý, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Ngọc Quý, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tiếp nhận hồ sơ về đất đai được thực hiện trên cổng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo thuận tiện cho người dân, nâng cao hiệu quả số hoá hồ sơ đất đai".
Năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa". Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển, vận hành hệ thống thông tin đất đai, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; phục vụ hiệu quả hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất, làm nền tảng cho việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử và phục vụ nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của tổ chức, người dân, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; hoàn thành 100% khối lượng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của các xã, phường trên địa bàn tỉnh và hoàn thành việc đầu tư hạ tầng, đưa vào vận hành, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.


Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp
Theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các trí thức, nhà khoa học có nhiều nghiên cứu đổi mới công nghệ, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ban hành Kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ vận hành chính quyền 2 cấp
Trong quá trình chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là yếu tố quan trọng để các xã phường vận hành thông suốt ngay sau khi đi vào vận hành chính thức.

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp
Sở khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần Misa tổ chức hội nghị “Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp”.

Đảm bảo hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới
Chiều 24/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng và các sở, ngành liên quan.

Vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robotics năm 2025
Ngày 23/6, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp, Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã phối hợp cùng Công ty TNHH Học viện STEM tổ chức vòng chung kết “Cuộc thi Sáng tạo Robotics” lần thứ nhất năm 2025.

Áp dụng bộ đề sát hạch lái xe mới cho tất cả các kỳ thi từ 1/9
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch từ ngành giao thông nay là ngành xây dựng, Cục Cảnh sát giao thông đã soạn thảo, xây dựng nội dung chương trình sát hạch mới với 600 câu hỏi. Bộ đề này sẽ chính thức áp dụng ở tất cả các kỳ thi sát hạch lái xe từ ngày 1/9 tới đây.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhằm phá vỡ các rào cản kìm hãm sự phát triển của hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đã chủ trương thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chủ trương này đã và đang được các tổ chức Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tin vào Trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc nhóm cao nhất thế giới
Theo Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Microsoft, 95% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa các tác nhân AI vào nhóm làm việc trong vòng 12 đến 18 tháng tới, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.